1. Đông y có chữa được ung thư vòm họng không?
Ngày nay, điều trị ung thư là điều trị đa mô thức với nhiều phương pháp điều trị khác nhau đem lại hiệu quả vượt trội. Mỗi phương pháp điều trị đều có những thế mạnh nhất định.
Mặc dù Đông y không chữa khỏi được nhưng để giúp cho bệnh nhân ung thư điều trị được tốt hơn, tỉ lệ thành công cao hơn, bên cạnh phẫu trị, xạ trị, hóa trị thì y học cổ truyền được ứng dụng vào điều trị và chăm sóc hướng đến mực tiêu nâng cao sức khỏe người bệnh, hạn chế sự tiến triển của khối u, giảm đau, ngăn chặn xuất huyết. Đồng thời hỗ trợ điều trị tác dụng phụ của các liệu pháp hóa, xạ, phẫu thuật trong ung thư.
2. Các phương pháp điều trị ung thư vòm họng
Tùy vào từng giai đoạn của bệnh mà bác sĩ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp. Hiện nay, phương pháp điều trị ung thư vòm họng gồm:
Người bệnh sẽ được sử dụng thuốc hóa trị để tiêu diệt những tế bào ung thư vòm họng dưới dạng tiêm tĩnh mạch hoặc thuốc viên hoặc cả hai.
Xạ trị là liệu pháp để điều trị các khối u vòm họng nhỏ duy nhất và cần thiết, thực hiện xạ trị để phá hủy các tế bào ung thư bằng những tia năng lượng rất cao.
Cũng có một số trường hợp ung thư vòm họng tái phát có thể sử dụng liệu pháp xạ trị chiếu tia bên trong để tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả hơn. Việc điều trị cần kết hợp cả hai phương pháp hóa trị và xạ trị trong từng trường hợp cụ thể.
Phẫu thuật thường không được áp dụng trong điều trị ung thư vòm họng. Những trường hợp được chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ một khối u hoặc các hạch bạch huyết ung thư cổ.
Liệu pháp trúng đích là biện pháp dùng thuốc để tấn công tế bào ung thư đặc hiệu. Các kháng thể đơn dòng được sử dụng nhằm tiêu diệt và ngăn chặn tế bào ung thư phát triển. Để điều trị ung thư tái phát và di căn, kháng thể đơn dòng Cetuximab được sử dụng vì khả năng liên kết với protein bề mặt ngăn chặn sự phát triển và phân chia của tế bào ung thư.
Để điều trị ung thư vòm họng, người bệnh cần có sự kiên nhẫn và nỗ lực và một tinh thần thật thoải mái và tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ.
3. Ung thư vòm họng có chữa khỏi được không?
Đến nay, cùng với những tiến bộ của các ngành khoa học trong đó có y học đã giúp các nhà nghiên cứu, các bác sĩ tìm ra được nhiều phương pháp khác với những hiệu quả khác nhau.
Đối với những bệnh nhân ung thư vòm họng ở giai đoạn cuối, việc điều trị chỉ có ý nghĩa nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.
Người bệnh ung thư vòm họng nên ăn các đồ ăn lỏng, dễ nuốt nhưng đảm bảo chất dinh dưỡng. Sau khi thực hiện điều trị bằng xạ trị hoặc hóa trị liệu, bệnh nhân cần thường xuyên luyện tập há miệng và xoa bóp vùng cổ để giảm tác dụng phụ của các phương pháp điều trị kể trên.
Theo một nghiên cứu, số người sống sót sau 5 năm phát hiện ung thư vòm họng ở giai đoạn 1 là 72%, phát hiện ở giai đoạn 2 là 64%, phát hiện ở giai đoạn 3 là 62% và ở giai đoạn 4 là 38%. Tuy nhiên, tùy theo thể trạng và tâm lý của bệnh nhân mà thời gian sống của họ có thể khác nhau.
4. Cách chăm sóc bệnh tại nhà
Việc chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân mắc ung thư vòm họng giúp hỗ trợ quá trình điều trị và tối đa hóa chất lượng cuộc sống. Bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ lịch trình đặt ra, bao gồm các cuộc hẹn kiểm tra và điều trị bởi các bác sĩ và chuyên gia chăm sóc sức khỏe của họ.
Khi chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân mang ung thư vòm họng cần chú ý:
Bệnh nhân ung thư vòm họng cần theo dõi chế độ ăn uống, hạn chế sử dụng rượu và thuốc lá. Tăng cường ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Bệnh nhân ung thư vòm họng nên tập thể dục đều đặn hàng ngày, đi bộ hoặc tập nhẹ để giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe. Bệnh nhân nên chải răng, sử dụng chỉ tăm răng thường xuyên để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng miệng, giảm nguy cơ nhiễm trùng trong suốt quá trình điều trị ung thư.
Bệnh nhân nên luôn giữ tinh thần lạc quan và tích cực, nếu cần thiết nên tìm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và các chuyên gia y tế khi cần thiết. Họ nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nhóm đồng cảm hoặc tình nguyện viên.
5. Những lưu ý quan trọng với bệnh ung thư vòm họng
Các nghiên cứu cho thấy những người có nguy cơ cao mắc ung thư vòm họng bao gồm:
- Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới
- Tuổi: Những người có tuổi trên 40 tuổi là đối tượng nguy cơ
- Thói quen sinh hoạt không khoa học và chế độ dinh dưỡng không đúng: Việc ăn uống không cân bằng, thói quen không lành mạnh như: người hút nhiều thuốc, lạm dụng rượu bia; có chế độ ăn thiếu trái cây và rau xanh, ăn nhiều thịt cá ướp muối và đồ lên men sẽ có nguy cơ mắc ung thư vòm họng.
- Người nhiễm virus EBV (Epstein – Barr), người bị bệnh mạn tính đường mũi họng… cũng có nguy cơ mắc ung thư vòm họng.
- Ngoài ra, người thường xuyên tiếp xúc nhiều với bụi gỗ, khói, formaldehyde, môi trường kém thông khí, hóa chất; người có tiền sử ung thư hoặc tiền sử gia đình mắc ung thư vòm họng… có khả năng dễ mắc ung thư vòm họng hơn.
6. Chi phí khám chữa bệnh
Chi phí tầm soát ung thư vòm họng dao động từ 400.000 - 2.000.000 đồng. Mức giá này còn phụ thuộc vào các yếu tố như địa chỉ thăm khám, danh mục tầm soát, tình trạng bệnh, hệ thống trang thiết bị, gói khám… Tùy vào tình trạng người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các danh mục tầm soát ung thư vòm họng khác nhau. Do đó chi phí cũng có sự khác biệt.
Tương tự việc điều trị ung thư vòm họng cũng vậy. Nếu xạ trị áp sát liều cao tại vòm họng có giá 5.121.000 đồng/ 1 lần xạ trị. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào chi phí giường bệnh, tiền viện phí, ăn uống đi lại cũng khá tốn kém…
Bảo hiểm có thể chi trả một phần chi phí xạ trị để giúp bệnh nhân giảm nhẹ gánh nặng về kinh tế. Mức chi phí xạ trị có bảo hiểm sẽ còn tùy thuộc vào loại bảo hiểm, mức đóng và thời gian đóng của bệnh nhân.