Bệnh ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ, hành xử của người bệnh, khiến cho người bệnh có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, hay các vấn đề về thể chất và tinh thần.
1. Đông y có chữa được trầm cảm không?
Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến không thể chữa khỏi được bằng đông y. Tuy nhiên, đông y có nhiều bài thuốc, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu... hỗ trợ điều trị căn bệnh này.
2. Cách xử trí khi bị trầm cảm
Bệnh trầm cảm cần được quan tâm và điều trị và đòi hỏi cần có sự can thiệp y tế càng sớm càng tốt, tránh gây hậu quả nghiêm trọng.
Nếu có các dấu hiệu của rối loạn trầm cảm hay có ý muốn tự tử phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín hoặc các trung tâm y tế về sức khỏe tâm thần để được chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp.
Ở bệnh nhân thể nhẹ, bệnh nhân có thể chưa cần phải dùng đến thuốc và tình trạng không quá nguy hiểm. Nhưng trên hết, người bệnh cần nhận được sự quan tâm của gia đình và người thân và cả bác sĩ để hỗ trợ khắc phục tình trạng này, bởi lẽ trầm cảm có thể tồi tệ hơn rất nhiều nếu không được điều trị.
Rối loạn trầm cảm thường có biểu hiện tái phát nhiều lần. Bệnh nhân trầm cảm có nguy cơ tự sát rất cao. Do đó, nếu đã và đang điều trị trầm cảm nhưng không có tiến triển tốt lên hay hiệu quả kém, kèm theo nhiều tác dụng phụ gây khó chịu, nên đi thăm khám lại để chuyên gia y tế có thể nắm bắt tình trạng bệnh và thay đổi phương án điều trị phù hợp.
3. Trầm cảm có chữa khỏi được không?
Trầm cảm nếu được phát hiện sớm, điều trị đầy đủ, kịp thời bệnh thuyên giảm và tiến triển tốt. Các triệu chứng của bệnh sẽ hết, tuy nhiên trầm cảm dễ tái phát. Điều trị trầm cảm phụ thuộc vào yêu cầu giúp đỡ của bệnh nhân. Nếu không chữa trị, trầm cảm có thể kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng hay thậm chí nhiều năm. Liệu pháp điều trị giúp cải thiện bệnh trầm cảm chỉ kéo dài 8 đến 12 tuần hoặc ít hơn.
4. Cách chăm sóc bệnh trầm cảm tại nhà
Nhìn chung, trầm cảm cần điều trị củng cố trong một thời gian dài. Sau khi điều trị giai đoạn cấp ở bệnh viện, bệnh nhân thường được điều trị củng cố tiếp tục tại gia đình. Vì thế, việc chăm sóc bệnh nhân tại nhà đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị củng cố.
Bệnh nhân cần được sự đồng cảm giúp đỡ của mọi thành viên trong gia đình. Mọi người cần biết rằng trầm cảm là một bệnh chứ không phải là lười nhác hoặc giả vờ.
Thời gian điều trị bệnh, bệnh nhân rất hay than phiền về các rối loạn cơ thể của mình như mất ngủ, đau đầu, đau bụng, đánh trống ngực, chóng mặt… Vì vậy, người thân cần chia sẻ để giúp đỡ, chia sẻ với bệnh nhân.
Về dinh dưỡng, cần cho bệnh nhân ăn những thức ăn dễ tiêu, giàu năng lượng, hợp khẩu vị. Không cho bệnh nhân đi ngủ quá sớm. Tránh để bệnh nhân nằm trên giường suốt ngày, vì như thế sẽ làm mất ngủ nặng thêm. Có thể cùng bệnh nhân luyện tập các môn thể thao trước đây bệnh nhân yêu thích như cầu lông, bóng bàn, bơi lội, đi bộ, đạp xe…
Có thể cùng bệnh nhân đọc các bài báo, xem tivi, nghe đài… thời lượng nên tăng dần để tránh bệnh nhân mệt mỏi, chán nản.
Chú ý giúp bệnh nhân nhớ uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tái khám định kỳ tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
5. Những lưu ý quan trọng khi bị trầm cảm
Thực tế, bệnh trầm cảm không phải là chứng rối loạn tâm lý có thể tự điều trị, người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Người bệnh cần hạn chế các chất kích thích. Không ít người gặp áp lực hoặc mắc bệnh trầm cảm tìm đến các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy,… để có được cảm xúc tốt tạm thời. Tuy nhiên, về lâu dài, những chất này sẽ khiến triệu chứng trầm cảm trở nên xấu hơn, khó điều trị hơn.
Người bệnh trầm cảm cần tạo thói quen sống lành mạnh và duy trì cả khi điều trị trầm cảm hay sau đó bao gồm: ngủ đủ giấc, hoạt động thể chất đều đặn, ăn uống lành mạnh,… Các bài tập như yoga, thiền có tác dụng giải tỏa cảm xúc tiêu cực, cân bằng tâm trạng và cuộc sống rất tốt, nên duy trì để có thể hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa trầm cảm tái phát.
Khi biết người thân hay bạn bè đang trong trạng thái trầm cảm, điều quan trọng là không nên phê phán, phán xét, khuyến khích, khích lệ hay tự cho lời khuyên. Việc bên cạnh lắng nghe, cần thể hiện việc có thể giúp đỡ bất cứ khi nào họ cần.
Đề nghị người bệnh đi gặp chuyên viên tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần là việc cần thiết. Đặc biệt khi họ có những dấu hiệu ảnh hưởng đến sức khỏe, hoặc nguy hại đến tính mạng của họ.
6. Chi phí khám chữa bệnh
Với nhịp sống nhiều áp lực và căng thẳng, ngày càng nhiều người bị mắc bệnh trầm cảm. Hiệp hội Tâm thần Mỹ ước tính gần 30% người trưởng thành bị ảnh hưởng bởi chứng rối loạn lo âu.
Không chỉ người trưởng thành, đối tượng thanh thiếu niên cũng mắc phải căn bệnh này. Bệnh viện Tâm thần TP.HCM đã công bố 1 khảo sát được thực hiện tại bệnh viện vào năm 2022, theo đó, có đến 13,8% thanh thiếu niên đến khám sức khỏe tâm thần bị trầm cảm, hơn 90% trong số đó là học sinh có học lực khá, giỏi. Sức khỏe tâm thần được xem như gánh nặng không xác định và giấu mặt, bởi nó gây tổn thất về kinh tế và xã hội với gia đình, cộng đồng.
Chi phí khám, tư vấn trầm cảm dao động từ 200.000đ đến 400.000đ. Đối với các tình trạng trầm cảm nhẹ, việc hỗ trợ chữa trị sẽ dễ dàng và ít mất nhiều thời gian hơn. Còn đối với các trường hợp trầm cảm vừa và nặng thì cần kết hợp nhiều biện pháp chuyên khoa học, thời gian can thiệp cũng kéo dài hơn so với thông thường nên chi phí cũng cao hơn.
Có trường hợp điều trị dai dẳng trong nhiều năm. Vì vậy, người bệnh cần phải tuân thủ đúng theo các phác đồ điều trị của chuyên gia để đạt được kết quả điều trị thành công nhất, giúp bản thân mau chóng tái hòa nhập cộng đồng và duy trì cuộc sống hạnh phúc hơn.