1. Đông y có chữa được tăng huyết áp thai kỳ không?
- 1. Đông y có chữa được tăng huyết áp thai kỳ không?
- 2. Cách xử trí khi bị tăng huyết áp thai kỳ
- 3. Tăng huyết áp thai kỳ có chữa khỏi được không?
- 4. Cách chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp thai kỳ tại nhà
- 5. Những lưu ý quan trọng đối với tăng huyết áp thai kỳ
- 6. Chi phí khám chữa bệnh tăng huyết áp thai kỳ
Những thay đổi sinh lý của cơ thể khi mang thai khiến cho người mẹ tăng khả năng phát triển tình trạng tăng huyết áp. Với một số mẹ bầu đã có tăng huyết áp từ trước khi mang thai, thai kỳ có thể khiến tình trạng này nặng thêm.
Vì vậy, đông y không chữa được nhưng có một số phương thuốc giúp hữu ích cho tình trạng tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai.
2. Cách xử trí khi bị tăng huyết áp thai kỳ
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu sẽ phải thăm khám nhiều hơn để theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi. Đo cân nặng và huyết áp sẽ được thực hiện mỗi lần khám, ngoài ra cũng có thể cần xét nghiệm máu và nước tiểu.
Bác sĩ cũng thực hiện siêu âm thai thường xuyên để theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của em bé. Theo dõi nhịp tim của thai nhi (bằng monitoring) để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của thai kỳ.
Bác sĩ có thể đề nghị chuyển dạ trước ngày dự sinh để tránh các biến chứng, dựa trên mức độ kiểm soát huyết áp, bị tổn thương cơ quan giai đoạn cuối hay không và thai nhi có bị các biến chứng, như hạn chế phát triển trong tử cung do tăng huyết áp hay không.
Nếu tiền sản giật trong quá trình chuyển dạ với những biểu hiện nặng nề, bác sĩ có thể sẽ cho dùng thuốc với mục đích ngăn ngừa cơn co giật.
Tùy từng trường hợp cụ thể của tăng huyết áp thai kỳ sẽ được bác sĩ xác định dựa trên sức khỏe tổng thể và lịch sử y tế của mẹ và tình trạng thai nhi, mức độ của bệnh, khả năng đáp ứng của người mẹ đối với thuốc, hoặc liệu pháp cụ thể… như điều trị không dùng thuốc hay dùng thuốc.
Điều trị không dùng thuốc trong thai kỳ có vai trò hạn chế với các thử nghiệm ngẫu nhiên về chế độ ăn và thay đổi lối sống, cho thấy ảnh hưởng ít lên kết cục thai kỳ. Tập thể dục thường xuyên có thể được tiếp tục thận trọng và phụ nữ béo phì cần được tư vấn tránh tăng cân nhiều trong thời kỳ mang thai.
Điều trị dùng thuốc: Với mục đích điều trị tăng huyết áp để giảm nguy cơ cho mẹ, các thuốc hạ áp được chọn lựa phải hiệu quả và an toàn cho thai nhi.
3. Tăng huyết áp thai kỳ có chữa khỏi được không?
Tăng huyết áp thai kỳ có thể gây những biến chứng nặng nề đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Đối với mẹ: Rau bong non trong thai kỳ, suy thận, suy chức năng gan, các chức năng đông máu, suy đa tạng hoặc thậm chí gây tử vong mẹ.
- Đối với thai nhi: Chậm phát triển trong buồng tử cung, thai non tháng, thai lưu trên các bệnh nhân tiền sản giật. Việc kiểm soát huyết áp thai kỳ hoàn toàn là có thể vì vậy, phụ nữ mang thai cần tuân thủ chỉ định của các bác sĩ.
4. Cách chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp thai kỳ tại nhà
Cần đi khám thai định kỳ để được đo huyết áp, tầm soát các yếu tố nguy cơ. Ngay khi tình cờ đo huyết áp phát hiện huyết áp cao, hoặc xuất hiện các triệu chứng kể trên thì sản phụ cần đến gặp bác sĩ sản khoa và tim mạch để đánh giá tình trạng thai nhi và sức khỏe của mẹ từ đó lên kế hoạch tiến hành các cận lâm sàng kiểm tra cần thiết.
Tại nhà cần tuân thủ chế độ ăn, vận động đã được bác sĩ hướng dẫn. Hạn chế hoạt động thể lực, vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập yoga cho mẹ bầu, ngồi thiền hoặc làm các công việc nhà vừa phải,…tránh lo lắng, căng thẳng, thức khuya.
Chế độ ăn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, không cần hạn chế muối, đặc biệt thai phụ sắp sinh vì giảm muối có thể gây giảm thể tích lòng mạch. Tránh khói thuốc lá, không sử dụng rượu bia, chất kích thích.
5. Những lưu ý quan trọng đối với tăng huyết áp thai kỳ
Tình trạng tăng huyết áp thai kỳ thường xảy ra ở những phụ nữ trẻ mang thai lần đầu. Phổ biến hơn ở những người mang thai đôi, ở phụ nữ trên 40 tuổi, ở phụ nữ bị tăng huyết áp mãn tính hoặc bị tăng huyết áp ở lần mang thai trước, ở phụ nữ Mỹ gốc Phi và ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tăng huyết áp trong thai kỳ
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc phải tăng huyết áp thai kỳ, bao gồm:
- Tuổi: Phụ nữ trên 40 tuổi có nguy cơ cao hơn mắc phải tăng huyết áp thai kỳ.
- Bệnh nền: Thai phụ bị tăng huyết áp trước khi mang thai hoặc có tiền sử gia đình về tăng huyết áp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Thừa cân, béo phì có thể tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp thai kỳ.
- Tiền sản giật: Thai phụ đã từng mắc phải tiền sản giật trong các thai kỳ trước đó, sẽ có nguy cơ cao hơn.
- Bệnh thận: Các bệnh lý về thận, như bệnh thận mạn tính hoặc tổn thương thận, có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ.
- Đa thai: Mang thai đa thai (như song thai, ba thai) có nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ cao hơn so với thai đơn.
- Mang thai kèm theo bệnh đái tháo đường.
6. Chi phí khám chữa bệnh tăng huyết áp thai kỳ
Khi bị tăng huyết áp thai kỳ sẽ được bác sĩ hướng dẫn lịch trình khám thai, huyết áp sẽ được kiểm tra ở mỗi lần khám. Trong một số trường hợp, có thể cần được hướng dẫn tự theo dõi huyết áp tại nhà. Siêu âm được thực hiện cùng lúc để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Nếu nghi ngờ có vấn đề về tăng trưởng, có thể cần làm thêm một số xét nghiệm khác để đánh giá sức khỏe thai.
Nếu phát hiện tăng huyết áp trong quá trình khám thai, thai phụ sẽ được điều trị để đảm bảo rằng huyết áp ổn định và không tăng quá cao, đồng thời, bác sĩ sẽ yêu cầu khám thai thường xuyên hơn để kịp thời phát hiện các dấu hiệu của tiền sản giật.
Và các chi phí này sẽ khác nhau ở mỗi người, nếu khám ở cơ sở y tế công lập cũng khác với mức giá khám ở cơ sở y tế tư nhân. Thông thường giá siêu âm có giá từ 100.000 - 200.000 đồng.
Siêu âm 3D và 4D có giá từ 200.000 - 400.000 đồng. Tại các bệnh viện công lập ở mức 200.000 - 300.000 - 500.000 đồng.