1. Đông y có chữa được tắc ống dẫn trứng không?
- 1. Đông y có chữa được tắc ống dẫn trứng không?
- 2. Tắc ống dẫn trứng ảnh hưởng sức khỏe ra sao nếu không điều trị?
- 3. Tắc ống dẫn trứng có chữa được không?
- 4. Bị tắc ống dẫn trứng có kinh nguyệt không?
- 5. Biện pháp phòng ngừa tắc ống dẫn trứng ở phụ nữ
- 6. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
- 7. Chi phí thông tắc ống dẫn trứng
Tắc ống dẫn trứng là bệnh lý khá phổ biến, xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng nhiều nhất là các chị em trong độ tuổi sinh sản. Phương pháp điều trị tắc vòi trứng bằng Đông y rất thông dụng vì tính an toàn, hiệu quả, chi phí thấp và rất thích hợp với thể trạng người Việt Nam.
Đa số các bài thuốc Đông y rất dễ tìm, mang lại hiệu quả cao và đặc biệt không có tác dụng phụ nên được nhiều bệnh nhân lựa chọn để điều trị.
Theo đông y, tắc ống dẫn trứng là khi tử cung hư hàn, huyết và đờm bị ứ trệ do khí hư gây ra làm cơ thể bị viêm nhiễm, không đào thải được độc tố ra ngoài khiến bít tắc vòi trứng. Nguyên tắc điều trị bệnh trong Đông y là điều trị căn nguyên gây ra bệnh, chú trọng sử dụng thảo dược lành tính và hiệu quả để lưu thông khí huyết, tiêu độc, bổ huyết, trừ hàn tử cung, đào thải dịch độc ra ngoài. Tuy nhiên, tùy vào triệu chứng viêm tắc mà các bác sĩ Đông y sẽ chỉ định điều trị cho phù hợp. Người bệnh cần đi khám và tư vấn cụ thể khi điều trị.
Tắc nghẽn vòi trứng dịch ứ: Sử dụng những bài thuốc Đông y giúp lưu thông khí huyết, đẩy dịch, độc tố ra ngoài.
Vòi trứng viêm nhiễm, dính tắc: Sử dụng những bài thuốc Đông y có tính kháng khuẩn, chống viêm, cải thiện khí huyết, chức năng sinh sản.
1.1. Các thảo dược Đông y dùng để chữa tắc ống dẫn trứng:
- Hoa chuối
Hoa chuối rất dễ tìm và là bài thuốc an toàn hiệu quả trong việc chữa trị bệnh tắc vòi trứng, hiếm muộn, vô sinh. Trong hoa chuối chứa vitamin A, C, E, axit béo, chất xơ, protein cùng nhiều khoáng chất… trong đó vitamin A giúp hệ miễn dịch tốt hơn, khả năng thụ thai cao hơn.
- Ngải cứu
Ngải cứu là bài thuốc điều trị tắc ống dẫn trứng rất hiệu quả và an toàn. Trong ngải cứu có chất kháng viêm giúp đẩy hết độc tố ra ngoài giúp trị bít tắc ống dẫn trứng, flavonoid, axit amin giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại. Các bác sĩ Đông y khuyến khích bệnh nhân dùng lá ngải cứu để xông và rửa vùng kín để rút ngắn quá trình chữa trị.
- Xuyên khung
Xuyên khung là một thảo dược có thể dễ dàng tìm thấy, xuyên khung có vị cay, tính ôn, giúp lưu thông máu, trị bít tắc vòi trứng khá hiệu quả, ngoài ra xuyên khung còn giúp gia tăng độ dày niêm mạc tử cung.
1.2. Các bài thuốc chữa tắc vòi trứng bằng Đông y:
- Bài thuốc theo thể khí hư huyết ứ
Dấu hiệu của vòi trứng bị tắc ở thể này là lưỡi nhạt, sắc mặt xanh xao, người mệt mỏi, mạch phù…
Sử dụng: Thăng ma 6g, xuyên khung 8g, chỉ xác 10g, trần bì 6g, hồng hoa 10g, đào nhân 10g, sài hồ 12g, bạch truật 12g, quy đầu 12g, đẳng sâm 16g, hoàng kỳ 20g.
Dùng các vị thuốc này sắc uống mỗi ngày, liên tục trong vòng 15 ngày.
- Bài thuốc theo thể hư hàn huyết ứ
Thể bệnh này do tử cung bị nhiễm lạnh khiến tắc nghẽn kinh mạch gây ra huyết ứ, máu huyết không lưu thông, lâu ngày dẫn đến tắc vòi trứng, hiếm muộn, vô sinh.
Sử dụng: Quan quế 5g, đào nhân 8g, ngô thù 8g, nhũ hương 8g, một dược 8g, hồng hoa 8g, xuyên khung 10g, sinh địa 10g, bạch thược 20g, tục đoạn 15g, quy đầu 20g, ngải cứu 30g.
Dùng các vị thuốc này sắc uống mỗi ngày, liên tục trong vòng 15 ngày sẽ giúp đả thông kinh mạch, giúp tử cung ấm lên.
2. Tắc ống dẫn trứng ảnh hưởng sức khỏe ra sao nếu không điều trị?
Tắc ống dẫn trứng là tình trạng vòi trứng bị chít hẹp khiến tinh trùng không thể đến gặp trứng để diễn ra quá trình thụ tinh. Ống dẫn trứng là bộ phận nối dài từ sừng tử cung đến buồng trứng.
Vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, một nang sẽ phát triển trội lên và phóng noãn (hay còn gọi là rụng trứng), loa vòi trứng sẽ đón noãn và vận chuyển đến 1/3 ngoài vòi trứng, đây là vị trí xảy ra quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và noãn.
Nếu ống dẫn trứng không bị tắc nghẽn, tinh trùng hoàn toàn có thể thuận lợi di chuyển trong lòng ống dẫn trứng, dễ dàng kết hợp với trứng và thụ tinh. Trứng được thụ tinh thành công sẽ di chuyển đến buồng tử cung để làm tổ, phát triển thành bào thai. Ngược lại, nếu ống dẫn trứng bị tắc có thể khiến trứng không được thụ tinh.
Hiện nay, khoảng 20-30% trường hợp vô sinh có liên quan đến các vấn đề về ống dẫn trứng, trong đó tắc ống dẫn trứng gây vô sinh chiếm 10-20%.
3. Tắc ống dẫn trứng có chữa được không?
Bị tắc ống dẫn trứng là căn bệnh này hoàn toàn có thể chữa khỏi được. Tuy nhiên vẫn phụ thuộc vào thể trạng mỗi người, diễn biến của bệnh. Phát hiện càng sớm, khả năng điều trị dứt điểm càng cao. Với từng người, sau khi đánh giá nguyên nhân và tình trạng bệnh lý sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.
- Phương pháp điều trị nội khoa: Với bệnh nhân được chỉ định viêm vòi trứng dạng nhẹ, chỉ cần sử dụng thuốc kháng viêm, tiêu viêm. Cách chữa này không gây đau đớn cho người bệnh mà vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên bắt buộc phải theo chỉ định của bác sĩ.
- Phương pháp điều trị ngoại khoa: Trường hợp ống dẫn trứng bị tắc nặng hơn thì phương pháp thông tắc vòi trứng thông thường sẽ được sử dụng. Một số điều trị thông dụng là phẫu thuật nội soi ống dẫn trứng, bơm hơi để thông tắc vòi trứng, phẫu thuật nối ống dẫn trứng, phẫu thuật nội soi tái tạo loa vòi,…
Những kiến thức cơ bản về tắc ống dẫn trứng là một phần quan trọng để chị em hiểu và bảo vệ sức khỏe sinh sản. Việc tiến hành khám phụ khoa định kỳ hoặc tham vấn ý kiến bác sĩ kịp thời khi có dấu hiệu khác thường sẽ giúp phát hiện và triệt tiêu mầm bệnh sớm. Các phương pháp điều trị hiện nay từ các cơ sở y tế uy tín phần lớn sẽ giải quyết được vấn đề nên chị em yên tâm giữ tinh thần lạc quan.
4. Bị tắc ống dẫn trứng có kinh nguyệt không?
Thực tế, hầu như phụ nữ bị tắc một hoặc hai bên vòi trứng vẫn có kinh nguyệt bình thường. Tuy không rơi vào trường hợp vô kinh, nhưng rối loạn kinh nguyệt hoàn toàn có thể xảy ra.
Dù vòi trứng có bị tắc thì buồng trứng vẫn hoạt động theo đúng chức năng. Đặc biệt với cấu tạo của cơ quan sinh sản phụ nữ gồm 2 vòi trứng và 2 buồng trứng khác nhau. Nếu bị tắc 1 bên vòi trứng, bên kia hoạt động bình thường thì nữ giới vẫn có khả năng thụ thai. Tuy vậy, vòi trứng bị hẹp vẫn gây một số hiện tượng như đau bụng dưới, chu kỳ hành kinh không ổn định.
5. Biện pháp phòng ngừa tắc ống dẫn trứng ở phụ nữ
Phần lớn ống dẫn trứng bị tắc nghẽn là hệ quả của nhiễm trùng vùng chậu gây nên. Hầu hết các trường hợp viêm, nhiễm trùng đều lây truyền qua đường tình dục. Đáng lo ngại, các bệnh nhiễm trùng đều không cấp tính và diễn tiến âm thầm, không gây ra bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào. Tình trạng nhiễm trùng càng kéo dài, nguy cơ hình thành mô sẹo và khiến ống dẫn trứng bị viêm/tắc nghẽn ngày càng cao.
Không có biện pháp phòng ngừa tắc vòi trứng triệt để, tuy nhiên chúng ta có thể làm giảm rủi ro mắc các bệnh lý viêm nhiễm vùng chậu bằng cách:
Sử dụng bao cao su khi quan hệ để phòng ngừa một số bệnh lây truyền qua đường tình dục. Thăm khám định kỳ, xét nghiệm tìm kiếm dấu hiệu bị viêm nhiễm thường xuyên nếu bạn thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao.
6. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Mặc dù tắc vòi trứng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến vô sinh ở nữ giới, rất khó để tìm kiếm dấu hiệu tắc vòi trứng thông qua thăm khám lâm sàng. Triệu chứng tắc vòi trứng điển hình nhất chính là tình trạng khó thụ thai tự nhiên hoặc mang thai ngoài tử cung.
Chính vì vậy, nếu các cặp vợ chồng đã cố gắng thụ thai ít nhất 1 năm trở lên, không sử dụng bất kỳ biện pháp phòng tránh thai nào nhưng vẫn không có con, có nguy cơ bị mắc bệnh lý liên quan cơ quan sinh sản, trong đó có ứ tắc vòi dẫn trứng thì nên thăm khám kiểm tra.
Một số dấu hiệu cảnh báo phụ nữ nên thăm khám kiểm tra sức khỏe sinh sản gồm:
- Đau vùng chậu âm ỉ hoặc kéo dài trong hoặc ngay sau kỳ kinh nguyệt.
- Dịch tiết âm đạo bị đổi màu, có mùi bất thường hoặc vón cục.
7. Chi phí thông tắc ống dẫn trứng
Chi phí thông tắc ống dẫn trứng với phương pháp mổ nội soi sẽ cần phải chi trả những khoản sau đây:
- Chi phí kiểm tra trước khi mổ: Đây là khoản tiền mà người bệnh cần chi trả cho quá trình thăm khám ban đầu như là khám lâm sàng, kiểm tra, siêu âm và một số xét nghiệm cần thiết. Mức giá dao động từ 500.000 – 1.500.000 đồng.
- Chi phí mổ nội soi: Khoản chi phí này sẽ bao gồm tiền thuốc, các vật dụng kỹ thuật và y tế được sử dụng trong quá trình phẫu thuật. Chi phí này thường nằm trong khoảng từ 16 – 24 triệu đồng.
- Chi phí sau phẫu thuật: Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ cần phải lưu viện để theo dõi cho nên chi phí mà bạn cần chi trả cho khoản này sẽ tùy thuộc vào thời gian lưu viện và dịch vụ chăm sóc sau phẫu thuật của từng viện.