1. Đông y có chữa được bệnh loạn sản sụn xương không?
Loạn sản sụn xương là bệnh có liên quan đến đột biến gen và di truyền trong gia đình vì vậy, đông y không chữa được căn bệnh này.
2. Các phương pháp điều trị bệnh loạn sản sụn xương
Hiện nay, loạn sản xương không có biện pháp điều trị triệt để. Việc điều trị cần phải kết hợp với việc theo dõi sát sao để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Điều trị triệu chứng bằng cách sử dụng các thuốc như kháng viêm không steroid giúp giảm đau xương. Ngoài ra còn có thể dùng hormone tăng trưởng để điều trị cho trẻ.
Phẫu thuật: Được thực hiện trong trường hợp điều trị hẹp ống sống, chèn ép tủy sống, chỉnh hình để kéo dài xương chi và sửa chữa chân bị cong.
Việc điều trị là kiểm soát các triệu chứng, quản lý cân nặng, phẫu thuật cắt bỏ adenoids và amidan, hormone tăng trưởng, sử dụng mặt nạ mũi áp lực dương liên tục (CPAP) để điều trị ngừng thở, thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng tai, hỗ trợ xã hội hóa, và nghiên cứu về loại thuốc giúp tăng chiều cao là những phương pháp quản lý chứng loạn sản sụn xương.
Sau điều trị y tế, cung cấp môi trường thân thiện để trẻ phát triển mạnh mẽ bằng cách loại bỏ những thách thức về thể chất, cung cấp hỗ trợ về mặt cảm xúc và giáo dục, tương tác với các nhóm và tổ chức trong cộng đồng người thấp lùn.
Tóm lại, chứng loạn sản sụn xương là một căn bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển xương. Mặc dù không có cách chữa trị cụ thể, nhưng hầu hết những người mắc chứng loạn sản sụn có thể sống một cuộc sống khỏe mạnh và bình thường.
3. Bệnh loạn sản sụn xương có chữa khỏi được không?
Do liên quan đến sự đột biến gen và mang yếu tố di truyền. Có khá nhiều nghiên cứu được thực hiện đã chỉ ra rằng bệnh có liên quan đến sự đột biến của gen FGFR3. Đây là một gen với nhiệm vụ chính là kích thích cơ thể để sản xuất những protein cho sự phát triển của xương... nên hiện điều trị loạn sản xương không có biện pháp điều trị triệt để.
4. Những chú ý quan trọng đối với bệnh loạn sản sụn xương
Loạn sản sụn xương là một tình trạng bị rối loạn tăng trưởng xương với các mô xương lành bị thay thế bởi những mô xơ khiến cho xương của người bệnh yếu dần, dễ gãy và bị biến dạng. Loạn sản xương - sụn được xem là một dạng của chứng bệnh lùn tuyến yên với khoảng 3/4 các trường hợp với nguyên nhân là từ căn bệnh này.
Thống kê có đến khoảng 50% ba mẹ có những dấu hiệu bất thường về gen gây bệnh thì khi sinh con ra tỷ lệ cao sẽ mang bệnh. Bệnh loạn sản xương - sụn khá phổ biến và có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng và độ tuổi nào. Trong độ tuổi từ 3 cho đến 15, bệnh có tỷ lệ xuất hiện cao hơn. Khả năng mắc bệnh ở cả nam giới lẫn nữ giới đều ngang bằng nhau.
Nhưng phần lớn các trường hợp loạn sản sụn không di truyền từ cha mẹ. Bất cứ ai cũng có thể bị ảnh hưởng bởi chứng loạn sản sụn. Khoảng 80% số người mắc chứng loạn sản sụn có cha mẹ có chiều cao bình thường và mắc chứng bởi một đột biến gen mới. Rất hiếm khi những cặp cha mẹ này có thêm một con mắc chứng loạn sản sụn.
Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển thai nhi, hầu hết bộ xương của thai nhi được hình thành từ mô sụn, sau này sẽ biến thành xương. Chứng loạn sản sụn xương xảy ra khi mô sụn không phát triển trong xương cánh tay và chân, dẫn đến sự lùn tầm vóc với phần trên cánh tay và chân ngắn hơn phần dưới.

Loạn sản sụn xương là tình trạng rối loạn tăng trưởng xương, trong đó mô xương lành bị thay thế bằng mô xơ làm xương yếu đi biến dạng và dễ gãy.
Tuy nhiên, người mắc chứng loạn sản sụn có thể sống một cuộc sống bình thường và khỏe mạnh. Mặc dù có những vấn đề sức khỏe và vận động liên quan đến căn bệnh, nhưng với sự quản lý và hỗ trợ thích hợp, hầu hết những người mắc chứng loạn sản sụn có thể thích nghi và tham gia vào các hoạt động hàng ngày.
Cách chăm sóc bé bị loạn sản sụn là cần có một chế độ ăn hợp lý cho con kiểm soát béo phì; Tham gia một số nhóm hỗ trợ từ các bác sĩ, cộng đồng những bố mẹ có con bị loạn sản sụn; Hướng dẫn con duy trì tập thể dục thường xuyên để giữ một cái nhìn tích cực về cuộc sống; Luôn nhớ rằng chứng loạn sản sụn chỉ ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài. Con bạn cũng có thể thông minh như bất kỳ ai. Hãy luôn lạc quan tích cực động viên, khuyến khích và truyền cảm hứng cho con
5. Chi phí khám chữa bệnh
Chứng loạn sản sụn xương có thể được chẩn đoán bằng cách sử dụng siêu âm để phát hiện từ trước khi bé sinh ra. Sau khi bé sinh ra, các phương pháp chẩn đoán bao gồm chụp X-quang, kiểm tra thể chất, khám trước khi sinh (nếu một hoặc cả hai cha mẹ bị ảnh hưởng), xét nghiệm di truyền, chụp MRI hoặc CT để xác định tình trạng yếu cơ hoặc chèn ép tủy sống… vì vậy, việc chi phí ở mỗi bệnh nhi sẽ khác nhau. Chi phí trung bình của một lần thực hiện xét nghiệm gen khoảng từ 2.000.000 - 5.000.000 VNĐ, thậm chí có thể hơn; Chụp CT chi phí sẽ dao động khoảng từ 1.000.000đ - 6.000.000 VNĐ.