
1. Đông y có chữa được lao màng bụng
Theo y học cổ truyền, lao màng bụng nguyên nhân là do chính khí hư, tinh huyết suy tổn để bệnh tà xâm phạm vào phế. Lúc đầu biểu hiện phế âm hư, sau đó gây thận âm hư. Đến giai đoạn cuối là phế tỳ thận đều hư.
Khi chữa lao màng bụng bằng phương pháp này, nếu cơ thể có xuất hiện bất kỳ biểu hiện nào bất thường thì phải dừng ngay và báo cho bác sĩ điều trị trước khi muốn sử dụng tiếp.

Bệnh lao màng bụng cũng có cùng nguyên nhân gây bệnh với các thể lao khác, đó là do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra.
Tốt nhất, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ dẫn về liều lượng, cách dùng các loại thảo dược hiệu quả để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn.
Bệnh nhân vẫn nên tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đưa ra, không được tự tiện bỏ uống thuốc.
2. Cách xử trí khi bị lao màng bụng
- Tiêm vắc xin lao giúp cho cơ thể hình thành miễn dịch chống lại bệnh.
- Kiểm soát vệ sinh môi trường.
- Dùng khẩu trang hoặc ít nhất có khăn che miệng khi tiếp xúc nói chuyện với người khác (cán bộ y tế), khi hắt hơi, ho.
- Lấy đờm xét nghiệm đúng nơi quy định, ngoài trời, môi trường thông thoáng.
- Xử lý cấp cứu khi báng bụng nhiều chèn ép gây khó thở, bệnh nhân cần được chọc tháo dịch giải áp.
- Điều trị thuốc kháng lao theo Chương trình Chống lao quốc gia.
- Giảm kích thích niêm mạc ruột, chống táo bón, tiết chế ăn uống, giàu chất đạm, giảm mở béo, nhiều vitamin E, thức ăn mềm dễ tiêu, chống tiêu chảy.
- Theo dõi và phát hiện các trường hợp bán tắc hoặc tắc ruột, thủng ruột, lồng ruột để kịp thời can thiệp ngoại khoa.
3. Chăm sóc người mắc lao màng bụng tại nhà
Khi lập kế hoạch chăm sóc người bệnh, bạn cần chú ý:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học.
- Tăng cường dung nạp các dưỡng chất qua thực phẩm. Thông thường, để duy trì trọng lượng cơ thể, người bệnh cần nhận thêm 20 – 30% năng lượng từ khẩu phần ăn.
- Uống uống đủ nước.
- Nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày
- Ăn thực phẩm lỏng, dễ tiêu hóa, chẳng hạn như súp, cháo…
Chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt
- Bệnh cần được nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh.
- Đảm bảo ngủ đủ giấc để giúp cơ thể bổ sung thêm năng lượng.
- Nên vận động, đi lại, tập thể dục một cách cẩn thận, nhẹ nhàng. Người bệnh có thể đọc sách nhưng cần tránh đến nơi đông người.
Đối với người bệnh
- Cần dùng thuốc đều đặn, đúng lịch trình theo chỉ định của bác sĩ.
- Tuyệt đối không tự ý ngưng dùng thuốc trong bất kỳ trường hợp nào.
- Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết nếu tình trạng khó chịu ở dạ dày không giảm bớt hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.
- Cần bảo quản thuốc trong hộp kín, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa tầm tay của trẻ em.
- Hãy đến cơ sở y tế làm xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ. Thông qua việc xét nghiệm, bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng sức khỏe của người bệnh, đánh giá diễn biến bệnh và hiệu quả điều trị. Người bệnh cần tái khám tối thiểu 1 lần/tháng.
4. Bệnh lao màng bụng có thể chữa khỏi không?
Bệnh lao màng bụng nếu không được điều trị sớm có thể để lại di chứng lên hệ tiêu hóa và lan tràn vi khuẩn gây nguy hiểm cho tính mạng và lây lan cho cho xã hội.
Bệnh lao màng bụng có thể chữa khỏi hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là vị trí tổn thương và thời điểm phát hiện bệnh sớm hay muộn. Hiện nay, người bệnh có thể chữa khỏi lao màng bụng nếu điều trị bệnh với thuốc kháng lao đúng phác đồ và đủ thời gian.
Bệnh nhân nên tuân thủ đúng phác đồ điều trị, uống thuốc đúng liều, đủ liều và không ngưng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Có như vậy, việc chữa trị lao màng bụng mới có kết quả khả quan.

Thông qua việc thăm khám lâm sàng các bác sĩ sẽ có một số chỉ định các xét nghiệm máu, dịch ổ bụng, chẩn đoán hình ảnh… để có thể giúp bác sĩ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.
5. Chi phí khám, chữa bệnh lao màng bụng
Khám ngay khi có biểu hiện như mệt mỏi, sút cân, vã mồ hôi, đau bụng, đầy bụng hoặc phát hiện tràn dịch màng bụng trên siêu âm.
Các đối tượng nguy cơ cao như người thân người bệnh mắc lao, các bệnh mạn tính như đái tháo đường, suy thận, xơ gan, dùng ức chế miễn dịch…vv…
Chi phí thăm khám và điều trị tùy thuộc vào từng cá thể bệnh nhân. Thông qua việc thăm khám lâm sàng các bác sĩ sẽ có một số chỉ định các xét nghiệm máu, dịch ổ bụng, chẩn đoán hình ảnh… để có thể giúp bác sĩ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.
Hiện nay, tại Hà Nội có các bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Phổi Hà Nội có là nơi tiếp nhận, khám và điều trị bệnh nhân lao màng bụng. Chi phí giao động từ 120.000đ – 5.000.000đ (tùy vào các xét nghiệm, khám và nếu phải can thiệp ngoại khoa hoặc thực hiện các thủ thuật…) của người bệnh.
Xem thêm video được quan tâm
Đậu bắp được ví như 'nhân sâm xanh' nhờ 5 tác dụng này | SKĐS