1. Đông y có chữa được hội chứng Raynaud không?
Nguyên nhân gây ra hội chứng Raynaud bao gồm những yếu tố gây ra sự co thắt mạch máu và các dây thần kinh chi phối mạch máu. Người thường xuyên sống ở vùng khí hậu lạnh, nhiệt độ thấp cũng có nguy cơ gặp phải hội chứng Raynaud.
Những người mắc các bệnh hệ thống như xơ cứng bì, lupus ban đỏ, viêm da cơ…có nguy cơ bị hội chứng Raynaud cao hơn. Vì vậy đông y có nhiều biện pháp điều trị hiệu quả hội chứng Raynaud, ví dụ như món ăn bài thuốc, châm cứu, bấm huyệt, nhĩ châm, thủy châm…
2. Các phương pháp điều trị hội chứng Raynaud
Để điều trị hiệu quả hội chứng Raynaud cần phải có sự kết hợp giữa việc phòng ngừa và các phương pháp điều trị. Cụ thể:
Dùng thuốc
Để điều trị bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng kết hợp các loại thuốc có tác dụng giảm co thắt mạch máu, cải thiện toàn hoàn (thuốc giãn mạch, chẹn dòng canxi). Tuy nhiên, cần lưu ý không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh việc điều trị nội khoa bằng thuốc, thì còn có điều trị ngoại khoa bằng cách áp dụng phương pháp cắt dây thần kinh giao cảm hoặc tháo khớp khi có hoại tử chi. Tuy nhiên hiện tại các phương pháp này ít áp dụng vì hiệu quả không rõ ràng.
Ngoài ra, những năm gần đây có nhiều nghiên cứu dùng thuốc y học cổ truyền và châm cứu đã đem lại kết quả khả quan. Ứng dụng y học cổ truyền kết hợp thuốc y học hiện đại có thể bổ sung cho nhau, phát huy được ưu thế của mỗi phương pháp nên có nhiều triển vọng tốt, cần được tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng.
Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý hạn chế, kiểm soát các tác nhân gây bệnh, cụ thể cần loại bỏ tác nhân gây bệnh khi đã tìm được nguyên nhân: Khi đã xác định được tác nhân gây bệnh cần loại bỏ như tránh hút thuốc lá, uống rượu, có các biện pháp bảo vệ bàn tay và bàn chân khỏi các chấn thương, tránh tình trạng căng thẳng stress, duy trì tâm lý thoải mái lạc quan.
Cần chống lạnh cho cơ thể, đặc biệt là vùng bày tay bàn chân bằng cách giữ ấm, sử dụng tất, gang tay khi thời tiết lạnh, sưởi ấm tay chân, tắm bằng nước ấm.
3. Hội chứng Raynaud có chữa khỏi được không?
Hội chứng Raynaud nguyên phát phổ biến hơn (> 80% số trường hợp) so với thứ phát, nó xảy ra mà không có triệu chứng hoặc dấu hiệu của các rối loạn khác.
Hội chứng Raynaud thứ phát đi kèm với các rối loạn và tình trạng khác nhau, hầu hết là các rối loạn mô liên kết (Viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ, xơ cứng bì hệ thống...). Nicotine thường góp phần vào hội chứng Raynaud thứ cấp nhưng dễ bị bỏ qua. Do sử dụng thuốc như thuốc điều trị đau nửa đầu, interferon alpha, chẹn beta giao cảm, cyclosporine, thuốc tránh thai... Nghề nghiệp phải tiếp xúc với rung động quá mức từ máy móc, thường gặp ở nam giới. Phơi nhiễm với polyvinyl clorua, chấn thương lạnh do công việc... Vì vậy, điều trị chủ yếu để cải thiện tuần hoàn ngoại vi, nhưng hiệu quả điều trị không cao.

Hội chứng Raynaud là một rối loạn mạch máu hiếm gặp.
4. Những chú ý quan trọng đối với hội chứng Raynaud
Hội chứng Raynaud là hiện tượng co thắt của các động mạch làm giảm dòng máu nuôi mô cơ quan. Thường biểu hiện ở các ngón tay, ít xảy ra ở các ngón chân. Hiếm khi xảy ra ở mũi, tai hoặc môi. Hiện tượng này khiến vùng bị ảnh hưởng chuyển sang màu trắng bệch và sau đó là màu xanh tím, thường kèm theo cảm giác tê bì và đau. Khi được tưới máu trở lại thì các vùng này chuyển sang màu đỏ và nóng rát.
Hội chứng Raynaud thường kéo dài vài phút, nhưng đôi khi có thể kéo dài đến vài giờ, được kích hoạt bởi lạnh hay cảm xúc căng thẳng.
Nam hay nữ đều có khả năng mắc hội chứng Raynaud, tuy nhiên tỷ lệ nữ giới bị bệnh nhiều hơn. Khoảng 60 – 90% trường hợp nữ giới mắc hội chứng Raynaud nguyên phát trong độ tuổi từ 15 – 40. Những gia đình có người thân có tiền sử bị bệnh cũng có nguy cơ cao gặp hội chứng này ở dạng nguyên phát. Đối với hội chứng Raynaud thứ phát, nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là:
- Người thường xuyên bị stress trong thời gian dài do công việc hoặc cuộc sống.
- Những bệnh nhân mắc bệnh tự miễn, đặc biệt là các vấn đề liên quan mô liên kết.
- Khoảng 90% trường hợp bệnh nhân bị bệnh xơ cứng gặp hội chứng Raynaud.
- Khoảng 1/3 trường hợp bệnh nhân bị lupus ban đỏ bị hội chứng Raynaud thứ phát.
Người thường xuyên sử dụng các loại máy móc, thiết bị tạo rung động như máy khoan, máy dầm, máy cưa… hoặc người chơi piano, làm việc với bàn phím trong thời gian dài, người đã từng bị chấn thương ở tay, chân cũng dễ bị hội chứng Raynaud thứ phát.
Để giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng do hội chứng Raynaud gây ra. Người bệnh có thể tự điều trị bằng cách, thực hiện một số biện pháp đơn giản và hiệu quả sau:
Tránh khói thuốc: Hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc của người khác có thể làm co thắt mạch máu, dẫn đến việc giảm nhiệt độ của da. Do đó người bệnh nên cố gắng tránh xa khói thuốc để bảo vệ sức khỏe được tốt nhất.
Tập thể dục: Tập thể dục giúp tăng cường lưu thông máu và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác. Nếu mắc hội chứng Raynaud thứ phát, người bệnh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tập thể dục ở điều kiện nhiệt độ như thế nào là phù hợp.
Quản lý căng thẳng: Căng thẳng có thể gây ra các triệu chứng của bệnh Raynaud. Hãy thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng như yoga, thiền, đi bộ, hít thở sâu…
Tránh thay đổi nhiệt độ nhanh chóng: Tránh thay đổi từ môi trường nóng sang chế độ điều hòa quá nhanh. Điều này giúp tránh làm mạch máu co lại và giảm nguy cơ kích thích triệu chứng Raynaud.
5. Chi phí khám chữa bệnh
Hội chứng Raynaud thường dễ chẩn đoán, nhưng khó để xác định người bệnh mắc dạng nguyên phát hay thứ phát. Khi đó bác sĩ có thể kết hợp thêm các phương pháp chẩn đoán bổ sung bao gồm:
Soi mao mạch nếp gấp móng tay; Xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANA); Công thức máu toàn phần (CBC); Xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu (ESR); Xét nghiệm nước tiểu (Urinalysis); Ghi thể tích mạch (Pulse Volume Recordings, PVRs); Xét nghiệm yếu tố dạng thấp (RF);
Vì vậy, mỗi người bệnh có những hướng chẩn đoán, xử trí khác nhau nên chi phí cũng khác nhau, ví dụ xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANA) có giá dao động từ 200.000- 500.000VNĐ; xét nghiệm nước tiểu có thể dao động từ 100.000 - 300.000 VNĐ tùy vào chất lượng dịch vụ ở từng cơ sở y tế.