Thông thường, mệt mỏi là hiện tượng thường gặp khi làm việc quá sức hoặc sức khỏe có vấn đề và tình trạng này sẽ hồi phục sau khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân mắc hội chứng hội chứng mệt mỏi thì hoàn toàn không cải thiện mặc dù đã nghỉ ngơi. Khi chúng ta mệt mỏi kéo dài sẽ khiến cơ thể dễ rơi vào tình trạng suy nhược cũng như cản trở công việc, sinh hoạt hàng ngày.
1. Đông y có chữa được hội chứng mệt mỏi không?
Mệt mỏi là tình trạng khá phổ biến và hầu như chúng ta cũng sẽ có những ngày cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu tình trạng mệt mỏi này kéo dài quá lâu từ 6 tháng trở lên thì đây là dấu hiệu đang mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính.
Hiện nay, việc điều trị hội chứng mệt mỏi khá phức tạp, hầu như chưa có cách điều trị cụ thể và cũng chưa có thuốc đặc trị đối với bệnh lý này. Tuy nhiên, để giảm các triệu chứng cũng như cải thiện tình trạng của bệnh thì y học cũng có nhiều phương pháp giúp cho các bệnh nhân thoải mái hơn. Đông y có những phương cách như: món ăn bài thuốc, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu… giúp khắc phục hiệu quả tình trạng.
2. Các phương pháp điều trị hội chứng mệt mỏi
Hiện nay, quá trình điều trị hội chứng mệt mỏi mạn tính khá phức tạp, hầu như là chưa có phương pháp điều trị cụ thể và cũng chưa tìm ra loại thuốc đặc trị cho hội chứng này.
Vì các triệu chứng khác nhau tùy theo từng cá nhân, vì vậy không có một phương pháp nào chung được áp dụng cho tất cả mọi người. Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc khác nhau để giúp kiểm soát các triệu chứng riêng lẻ, đặc biệt là các triệu chứng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Những người bị hội chứng mệt mỏi mạn tính có xu hướng rất nhạy cảm với hóa chất và thuốc. Do đó, bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào cũng có thể gây ra phản ứng không mong muốn. Sử dụng thuốc với liều thấp và tăng dần giúp bác sĩ theo dõi chặt chẽ mọi tác dụng phụ và tìm ra liều thấp nhất có hiệu quả để giảm đau.

Mệt mỏi kéo dài sẽ khiến cơ thể dễ rơi vào tình trạng suy nhược cũng như cản trở công việc, sinh hoạt hàng ngày.
Sự thành công của mỗi phương pháp điều trị có thể rất khác nhau và phần lớn phụ thuộc vào các triệu chứng xảy ra đối với người cụ thể đó.
Tuy nhiên, y học cũng có nhiều biện pháp giúp giảm các triệu chứng bệnh cũng như cải thiện tình trạng bệnh, cụ thể là:
- Sử dụng thuốc
Đối với trường hợp người bệnh đang gặp phải các triệu chứng như đau nhức xương khớp, đau cơ, nhức đầu… thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị nhằm giúp họ cải thiện được tình trạng này. Thành phần của thuốc giảm đau có chứa một hoạt chất có tác dụng an thần, gây ngủ để người bệnh có thể nghỉ ngơi lấy lại sức. Tuy nhiên, sử dụng thuốc giảm đau chỉ là một biện pháp tạm thời để giúp bệnh nhân không bị kiệt sức quá mức nên không thể quá lạm dụng phương pháp này trong điều trị hội chứng mệt mỏi mạn tính.
- Thay đổi thói quen, tư vấn tâm lý
Nếu người bệnh đã áp dụng các biện pháp như thay đổi thói quen sống hàng ngày, thư giãn cơ thể và tinh thần hoặc sử dụng thuốc giảm đau liều thấp nhưng vẫn không cải thiện được tình trạng bệnh, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ. Các bác sĩ và chuyên gia sẽ giúp tìm hiểu rõ về tình trạng sức khỏe cũng như tìm ra nguyên nhân mắc phải hội chứng mệt mỏi.
Trong quá trình điều trị mệt mỏi kéo dài, bác sĩ sẽ gợi ý một số liệu pháp trị liệu bổ trợ để giúp người bệnh kiểm soát cơn đau và cải thiện bệnh tốt hơn.
Một số bộ môn thể thao nhẹ nhàng như thái cực quyền, yoga, đi bộ nhẹ, bài tập giãn cơ… sẽ giúp thư giãn phần cơ xương khớp để cải thiện tình trạng nhức mỏi cơ. Đồng thời, các bài tập trị liệu cũng giúp cho tinh thần của người bệnh có thời gian để thư giãn, thả lỏng.
3. Hội chứng mệt mỏi có chữa khỏi được không?
Không có phương pháp cụ thể điều trị chứng mệt mỏi. Các phương pháp điều trị hiện tại không thể chữa khỏi mọi người mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính. Đối với hầu hết các trường hợp, liệu trình điều trị chỉ giúp giảm nhẹ hoặc kiểm soát một số triệu chứng nhất định.
Mục đích của điều trị nhằm cải thiện triệu chứng bằng cách sử dụng phối hợp các phương pháp điều trị. Cần được tư vấn bởi bác sĩ chuyên môn điều trị triệu chứng, sử dụng liệu pháp tâm lý. Cụ thể như dùng thuốc (do bác sĩ khám và kê đơn), điều trị các vấn đề về giấc ngủ và các liệu pháp tâm lý khác.
4. Những chú ý quan trọng đối với hội chứng mệt mỏi
Người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau trong quá trình điều trị hội chứng hội chứng mệt mỏi, bao gồm:
Người bệnh cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để làm kiểm tra, xét nghiệm và có phác đồ điều trị phù hợp nếu xuất hiện các triệu chứng của hội chứng mệt mỏi mạn tính.
Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ cũng như phương pháp điều trị từ bác sĩ trong quá trình trị bệnh.
Hội chứng mệt mỏi kéo dài không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn mà chỉ có thể làm giảm triệu chứng để giúp người bệnh trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường. Do đó, sau thời gian điều trị mà thấy bất kỳ dấu hiệu nào của hội chứng này thì cần tái khám sớm nhất có thể.
Giảm khối lượng công việc đến mức tối thiểu nhất và tập trung vào việc nghỉ ngơi, thư giãn để hỗ trợ cho quá trình phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Nên tránh căng thẳng, giảm bớt các áp lực, căng thẳng, cho phép bản thân có thời gian thư giãn mỗi ngày. Ngủ đủ giấc cả vời thời lượng lẫn chất lượng, duy trì cuộc sống vận động.
Ăn uống cân bằng, lành mạnh, khoa học đủ chất, uống nhiều nước, hạn chế đồ uống kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia, Nên tham gia các khóa trị liệu và thư giãn khác như châm cứu, thư giãn thiền, massage, yoga, làm việc khoa học, nghỉ ngơi hợp lý để giảm mệt mỏi, lo lắng và cuối cùng nên nhớ, không quá cầu toàn bởi sống luôn tồn tại được và mất, vì vậy hãy thanh thản, giảm áp lực để giảm bệnh.
5. Chi phí khám chữa bệnh
Một lộ trình chặt chẽ nhằm chẩn đoán những người mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính là rất quan trọng. Bác sĩ có thể không phát hiện được một số triệu chứng hoặc có thể nhầm lẫn chúng với các triệu chứng của các rối loạn khác. Chẩn đoán hội chứng mệt mỏi mạn tính thường được xác định bằng cách loại bỏ các rối loạn khác, thông thường xét nghiệm máu hoặc nước tiểu xét nghiệm, khám tiêu hóa, khám rối loạn giấc ngủ…. có thể được thực hiện để loại trừ các bệnh khác. Vì vậy, việc chẩn đoán tình trạng này cần phải có một thời gian dài nên các chi phí thăm khám cũng tùy thuộc vào từng bệnh nhân. Tương tự việc điều trị, nếu mệt mỏi do thiếu máu, hoặc do xương khớp, mất ngủ… thì việc chi phí điều trị cũng khác nhau.
Tóm lại: Hội chứng mệt mỏi mạn tính gây kiệt sức hoặc mệt mỏi tột độ kéo dài, thường kèm theo đau cơ, đau khớp và những triệu chứng khác. Người bệnh cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Việc áp dụng những phương pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ có thể giúp kiểm soát các triệu chứng.