Các tổn thương trên làm phá hủy mô, dẫn tới tích tụ những mảnh vỡ tổ chức và máu trong màng ngoài tim, từ đó kích hoạt phản ứng viêm và đáp ứng miễn dịch tại chỗ và gây nên bệnh cảnh viêm màng ngoài tim.
1. Đông y có chữa được hội chứng Dressler không?
Nguyên nhân gây ra hội chứng Dressler hiện vẫn chưa được xác định chính xác. Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này là do phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với tổn thương tim. Khi tim bị tổn thương, các tế bào miễn dịch và kháng thể sẽ đến làm sạch và sửa chữa vùng bị ảnh hưởng.
Hội chứng Dressler nếu không được chẩn đoán và điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Vì vậy, đông y không chữa được hội chứng Dressler nhưng có nhiều phương thuốc hỗ trợ điều trị tốt hội chứng này.
2. Các phương pháp điều trị hội chứng Dressler
Việc điều trị hội chứng Dressler tập trung vào việc kiểm soát tình trạng viêm và giảm bớt các triệu chứng.
Điều trị nội khoa để giảm đau và giảm viêm. Cơ bản của điều trị nội khoa hội chứng Dressler là thuốc kháng viêm, chẳng hạn như:
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID); Corticosteroid nếu các triệu chứng không đáp ứng với NSAID; Colchicine có thể được sử dụng kết hợp với NSAID để nâng cao hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ tái phát.
Thủ thuật xâm lấn trong đó có thể là: Chọc dịch màng ngoài tim trong trường hợp tràn dịch màng ngoài tim đáng kể dẫn đến chèn ép tim hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng, có thể cần phải thực hiện một thủ thuật gọi là chọc dịch màng ngoài tim. Điều này liên quan đến việc dẫn lưu dịch từ khoang màng ngoài tim bằng kim, thường được hướng dẫn bằng siêu âm tim.
3. Hội chứng Dressler có chữa khỏi được không?
Tiên lượng cho hội chứng Dressler nói chung là thuận lợi. Việc điều trị hiệu quả hay không phụ thuộc vào mức độ nhanh chóng của tình trạng được chẩn đoán và điều trị. Mặc dù hiếm gặp, nhưng khuyến cáo theo dõi lâu dài vì nguy cơ biến chứng, như chèn ép tim, có thể gây tử vong. Một người đã có một đợt hội chứng Dressler có nguy cơ mắc đợt khác cao hơn.
4. Những chú ý quan trọng đối với hội chứng Dressler
Nếu không được điều trị, hội chứng Dressler có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng thường gặp là:
- Chèn ép tim cấp: Viêm gây tăng tiết dịch ra màng ngoài tim. Do màng ngoài tim là khoang kín lớp dịch này sẽ đè ép lên tim. Từ đó gia tăng áp lực trong khoang màng ngoài tim, cản trở sự co bóp của tim. Điều này ngăn nó bơm đủ máu đến phần còn lại của cơ thể. Hậu quả có thể dẫn đến suy nội tạng, sốc và thậm chí tử vong.
- Viêm màng ngoài tim co thắt: Viêm tái phát hoặc mãn tính có thể khiến màng ngoài tim dày lên hoặc sẹo dẫn đến màng ngoài tim dần co lại, bó chặt lấy tim làm giảm khả năng bơm máu hiệu quả của tim. Đây là biến chứng nghiêm trọng có thể phải cắt bỏ màng ngoài tim.
Vì vậy, khi có biểu hiện nghi ngờ hoặc có các biểu hiện…đau ngực ngày càng tăng, khó thở... cần đi khám ngay.

Một người đã có một đợt hội chứng Dressler có nguy cơ mắc đợt khác cao hơn.
Sự tái phát của hội chứng Dressler là phổ biến và các bác sĩ lâm sàng nên lưu ý đến khả năng này, đặc biệt ở những bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh này. Liệu pháp globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch có thể được xem xét trong các trường hợp kháng trị, đặc biệt ở trẻ em.
5. Chi phí khám chữa bệnh
Chẩn đoán hội chứng Dressler cần kết hợp lâm sàng và cận lâm sàng. Lâm sàng cần khám kĩ các triệu chứng của bệnh nhân. Hỏi tiền căn các bệnh lý tim mạch, phẫu thuật tim. Tùy tình trạng từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định các cận lâm sàng:
- Siêu âm tim: Khảo sát được tràn dịch màng tim, tính chất màng ngoài tim. Ngoài ra còn khảo sát biến chứng của nhồi máu cơ tim… Trong bệnh cảnh chấn thương còn phát hiện các biến chứng cơ học của tim.
- Điện tâm đồ: Các biểu hiện của viêm màng ngoài tim biểu hiện gián tiếp lên điện tâm đồ. Tuy có độ đặc hiệu không cao nhưng góp phần không nhỏ gợi ý bệnh lý. Các dấu hiệu điện tim có thể xuất hiện rất sớm giúp bác sĩ có thể chẩn đoán kịp thời. Tuy nhiên điện tâm đồ vẫn không có giá trị chẩn đoán xác định hội chứng Dressler.
- Xquang phổi: Giúp phát hiện sớm tràn dịch màng tim và tràn dịch màng phổi. Ngoài ra còn giúp loại trừ các bệnh cảnh khác tương tự như viêm phổi. Xquang có giá trị lớn trong trường hợp chấn thương hay vết thương thấu ngực. Giúp đánh giá nhanh và bước đầu các tổn thương của lồng ngực.
- Xét nghiệm máu: Công thức máu và các yếu tố viêm tăng cao gợi ý tình trạng viêm.
Vì vậy, mỗi bệnh nhân mắc hội chứng Dressler được thăm khám và chỉ định khác nhau nên chi phí khác nhau. Nếu siêu âm tim sẽ dao động trong khoảng từ 200.000 - 500.000 VNĐ. Chi phí chụp Xquang phổi dao động từ 150.000 – 200.000 đồng. Tuy nhiên mức giá này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh lý của bệnh nhân.