1. Đông y có chữa được hở hàm ếch không?
Hở hàm ếch là loại dị tật thường gặp trong các dị tật bẩm sinh ở trẻ. Hở hàm ếch là khuyết điểm trong phát triển vòm miệng dẫn đến hình thành khe hở giữa khoang mũi và vòm miệng. Còn sứt môi là tình trạng môi trên phát triển không đều, bị khiếm khuyết một phần nên tạo ra một hoặc cả hai khe nứt bên đường giữa môi trên.
Hở hàm ếch và tật sứt môi ở thai nhi có 3 dạng phổ biến là:
- Chỉ sứt môi, không hở hàm ếch.
- Chỉ hở hàm ếch, không sứt môi.
- Cả hở hàm ếch và sứt môi.
Khe hở môi, khe hở hàm có thể được chữa khỏi nhờ thực hiện phẫu thuật sau sinh. Vì vậy đông y không chữa được hở hàm ếch.
2. Các phương pháp điều trị hở hàm ếch
Điều trị là phối hợp của các bác sĩ chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực y khoa (bao gồm cả tai mũi họng) và nha khoa, cùng với chuyên gia lĩnh vực bệnh lý ngôn ngữ, thính học, di truyền học, điều dưỡng, sức khỏe tâm thần và y học xã hội.
Đây là mô hình đồ điều trị phổ biến nhất hiện đang được sử dụng hở hàm ếch. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:
Chữa hở hàm ếch bằng phẫu thuật chỉnh hình: Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính, thường được thực hiện khi trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi để khép lại khe hở trên vòm miệng. Nếu có sứt môi kèm theo thì phẫu thuật có thể được tiến hành sớm hơn, khoảng 3 - 6 tháng tuổi. Một số trẻ có thể cần phẫu thuật bổ sung để cải thiện giọng nói hoặc điều chỉnh hình dạng miệng khi lớn lên.
Nắn chỉnh nha và phẫu thuật hàm mặt: Nếu khe hở kéo dài qua nướu thì trẻ có thể cần can thiệp chỉnh nha khi răng phát triển. Ở giai đoạn trưởng thành thì phẫu thuật hàm có thể giúp cải thiện chức năng và thẩm mỹ.
Liệu pháp ngôn ngữ: Trẻ bị hở hàm ếch thường gặp khó khăn trong phát âm. Chuyên gia ngôn ngữ trị liệu sẽ hướng dẫn trẻ luyện tập để cải thiện khả năng nói chuyện.
Điều trị tai và thính giác: Do nguy cơ nhiễm trùng ở tai giữa cao, trẻ có thể cần đặt ống thông khí ở tai để giảm nguy cơ mất thính lực.

Hở hàm ếch là một loại dị tật bẩm sinh xuất hiện trong thời kỳ bào thai phát triển do nhiều lý do khác nhau.
3. Bệnh hở hàm ếch có chữa khỏi được không?
Phẫu thuật là phương pháp điều trị nhằm khắc phục hở hàm ếch ở trẻ đến cuối giai đoạn thiếu niên và dị tật có thể điều trị được. Thực hiện phẫu thuật hở hàm ếch là khi trẻ từ 12 - 18 tháng tuổi và cân nặng lớn hơn 10kg.
4. Những chú ý quan trọng đối với hở hàm ếch
Nếu gia đình có người mắc bệnh hở hàm ếch thì trẻ sinh ra cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải hở hàm ếch bao gồm:
Suy dinh dưỡng ở bà mẹ tương lai cũng như tiếp xúc với phenytoin, steroid, thuốc lá, rượu và Accutane (vitamin A liều cao) được biết sẽ làm tăng khả năng dị tật sứt môi, hở hàm ếch. Tuy nhiên folate đã được phát hiện có tác dụng phòng ngừa sự hình thành khe hở môi, hở hàm ếch.
Các yếu tố nguy cơ của hở hàm ếch, sứt môi và hở hàm ếch bao gồm hút thuốc, đái tháo đường và đái tháo đường thai kỳ, phơi nhiễm với chất gây quái thai (acid valproic, phenytoin, acid retinoic, dioxin).
Chăm sóc trẻ bị hở hàm ếch đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt để giúp trẻ phát triển toàn diện. Một số lưu ý quan trọng gồm:
Hỗ trợ ăn uống: Trẻ có thể gặp khó khăn khi bú mẹ do khoang miệng và khoang mũi thông nhau. Bố mẹ có thể sử dụng bình sữa chuyên dụng hoặc tư vấn bác sĩ về cách cho bé ăn hiệu quả.
Vệ sinh miệng: Giữ gìn vệ sinh miệng sạch sẽ giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Nếu trẻ đã phẫu thuật thì cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ để chăm sóc vết mổ đúng cách.
Theo dõi tai và răng miệng: Trẻ có nguy cơ cao bị viêm tai giữa và các vấn đề về răng. Do đó cần kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe.
Hỗ trợ tâm lý: Trẻ bị hở hàm ếch có thể cảm thấy tự ti về ngoại hình. Gia đình cần động viên, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động xã hội để phát triển sự tự tin.
5. Chi phí khám chữa bệnh
Hở hàm ếch có thể được phát hiện trước hoặc sau khi sinh thông qua các phương pháp sau:
Siêu âm thai là phương pháp phổ biến giúp bác sĩ quan sát cấu trúc mặt thai nhi từ tuần thứ 11 - 13. Dị tật sứt môi có thể được phát hiện rõ hơn vào tuần thứ 16 trở đi, nhưng hở hàm ếch phía bên trong khó nhận biết bằng siêu âm.
Xét nghiệm NIPT giúp phát hiện bất thường di truyền, bao gồm các hội chứng có liên quan đến dị tật hở hàm ếch, như hội chứng Patau (Trisomy 13).
Nếu dị tật không được phát hiện trước sinh, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng cấu trúc miệng của trẻ ngay sau khi sinh để xác định mức độ hở hàm ếch. Trong một số trường hợp nội soi hoặc chụp X-quang có thể được chỉ định để đánh giá mức độ tổn thương của vòm miệng.
Các phương pháp chữa hở hàm ếch
Để điều trị tình trạng này thì trẻ sẽ được thực hiện phẫu thuật tạo hình vòm miệng. Mục đích của phẫu thuật này giúp:
- Đóng kín khe hở giữa mũi và vòm miệng.
- Giúp tạo được vùng tiếng vang phù hợp của lời nói.
- Ngăn thức ăn và nước uống tràn lên mũi gây sặc.
Bác sĩ sẽ sắp xếp và sửa chữa cơ vùng miệng để giúp chúng hoạt động tốt hơn với phẫu thuật đóng khe hở theo từng lớp giải phẫu.
Chi phí phẫu thuật hở hàm ếch thường dao động trong khoảng 6.000.000 đồng, tùy thuộc vào từng cơ sở. Ngoài ra trẻ cũng có thể cần làm một số tiểu phẫu, nhằm giúp trẻ có gương mặt cân đối và hài hòa hơn theo đúng tỉ lệ chuẩn như: Tiểu phẫu sau phẫu thuật chính là 3.000.000 – 5.000.000 đồng/lần. Hiện nay Việt Nam được biết đến như một quốc gia có tỉ lệ trẻ hở hàm ếch rất cao, khiến nhu cầu quan tâm về vấn đề này ở cộng đồng ngày càng lớn. Ngoài ra, chi phí phẫu thuật còn thay đổi nếu có bảo hiểm y tế .