Câu hỏi thường gặp liên quan đến dậy thì sớm ở nữ

06-04-2025 14:34 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Nguyên nhân của dậy thì sớm thường không được tìm thấy. Điều trị cho dậy thì sớm ở nữ là thuốc để trì hoãn sự phát triển.

Tuổi dậy thì bao gồm sự phát triển nhanh chóng của xương và cơ bắp, thay đổi hình dạng và kích thước cơ thể và phát triển khả năng sinh sản của cơ thể.

Nguyên nhân của dậy thì sớm thường không thể được tìm thấy. Hiếm khi, một số điều kiện, chẳng hạn như nhiễm trùng, rối loạn hormone, khối u, bất thường hoặc chấn thương não, có thể gây ra dậy thì sớm. Điều trị cho dậy thì sớm thường bao gồm thuốc để trì hoãn sự phát triển hơn nữa.

Tại Hoa Kỳ hiện đang có sự gia tăng những bé dậy thì sớm của bình thường và bệnh dậy thì sớm có thể liên quan đến sự gia tăng mức độ béo phì ở trẻ em, và đây là một lý do nữa để duy trì chế độ ăn uống lành mạnh của trẻ.

1. Đông y có chữa được bệnh dậy thì sớm ở nữ không?

Dậy thì là trạng thái tự nhiên của cơ thể, nhưng nếu xuất hiện quá sớm là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe. Nguyên nhân gây nên dậy thì sớm ở nữ thường khó xác định. Vì vậy, đông y không chữa được. Tuy nhiên, có nhiều món ăn bài thuốc giúp hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng này.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến dậy thì sớm ở nữ- Ảnh 1.

Tuổi dậy thì bao gồm sự phát triển nhanh chóng của xương và cơ bắp, thay đổi hình dạng và kích thước cơ thể.

2. Các phương pháp điều trị bệnh dậy thì sớm ở nữ

Các trẻ dậy thì sớm bắt đầu tăng vọt chiều cao sớm cũng sẽ ngừng phát triển sớm hơn. Nếu không được điều trị, cho dù trẻ cao nhất lớp, vẫn có thể thấp nhất lớp về sau.

Điều trị sẽ giúp làm chậm quá trình dậy thì của trẻ, làm ngưng hoặc giảm tốc độ tăng trưởng của tuổi xương, nghĩa là trẻ có nhiều thời gian hơn để đạt chiều cao tốt hơn khi trưởng thành. Tuy nhiên, nếu bé được chẩn đoán muộn, khi gần kết thúc dậy thì, việc điều trị với mục tiêu làm tăng chiều cao khi trưởng thành sẽ không đạt được.

Từ kết quả khám và các xét nghiệm, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét việc điều trị có mang lại lợi ích cho con bạn hay không để quyết định.

Các yếu tố quyết định chỉ định điều trị cho bé bao gồm:

  • Tuổi của trẻ tại thời điểm chẩn đoán.
  • Dự đoán chiều cao lúc trưởng thành: là yếu tố quan trọng nhất để quyết định điều trị.
  • Ảnh hưởng tâm sinh lý của trẻ.
  • Nếu các bác sĩ chuyên khoa nhận thấy trẻ được lợi ích từ việc điều trị, các bác sĩ chuyên khoa sẽ trao đổi với gia đình về mục tiêu có thể đạt được, những lựa chọn điều trị và giải thích về nguy cơ.

Việc điều trị dậy thì sớm tùy thuộc vào từng trẻ, nguyên tắc điều trị là:

  • Điều trị nguyên nhân khi có nguyên nhân. Đặc biệt harmatome hạ đồi kích thước nhỏ < 3mm, không biến chứng xem xét chỉ định dùng thuốc ức chế tiết GnRH.
  •  Dùng thuốc ức chế tiết GnRH trong các trường hợp dậy thì sớm trung ương nguyên phát. Thuốc thường được tiêm vào trong cơ (tiêm bắp sâu). Có 2 loại: tiêm 1 mũi tác dụng kéo dài 28 ngày hoặc tiêm một mũi tác dụng kéo dài trong 3 tháng.
  •  Đánh giá lại các thay đổi về đặc tính dậy thì mỗi 3-6 tháng: Cân nặng, chiều cao, tốc độ tăng trưởng, BMI. Kích thước tuyến vú, thể tích tinh hoàn, lông mu. LH, estrogen, testosterone. Đánh giá lại tuổi xương sau 6 tháng đầu điều trị, và sau đó là mỗi năm.
  • Chỉ định ngưng thuốc: Tuổi thực từ 10,5 đến 11,5 tuổi hoặc tuổi xương đủ 12 tuổi. Có tác dụng phụ.
  •  Sau khi ngừng thuốc: Các đặc tính sinh dục sẽ phát triển trở lại trong vài tháng. Trẻ gái kinh nguyệt bắt đầu hoặc sẽ có trở lại sau 12 đến 18 tháng, vẫn có sự rụng trứng và mang thai như các trẻ khác.

3. Bệnh dậy thì sớm ở nữ có chữa khỏi được không?

Thực tế, không phải tất các các trường hợp dậy thì sớm ở bé gái đều cần điều trị và trong từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp điều trị phù hợp nhất nhằm ngăn chặn các yếu tố đe dọa sự phát triển về chiều cao, hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý của trẻ.

Để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả bác sĩ sẽ dựa vào độ tuổi của trẻ, chiều cao được dự đoán khi trẻ trưởng thành, những ảnh hưởng về tâm lý và sinh lý của trẻ có liên quan đến dậy thì sớm.

Quá trình điều trị dậy thì sớm thường sẽ kéo dài cho đến khi trẻ đạt đến độ tuổi dậy thì phù hợp. Do đó, trong suốt quá trình điều trị, bố mẹ nên đồng hành cùng trẻ và cho trẻ tái khám đúng liệu trình để đạt được kết quả tốt nhất, trẻ đặt được chiều cao bình thường khi lớn lên và có ngoại hình phù hợp với độ tuổi thật.

4. Những chú ý quan trọng đối với bệnh dậy thì sớm ở nữ

Thông thường, các bé gái có thể bắt đầu dậy thì từ năm 9 – 13 tuổi, thời gian hoàn tất quá trình này có thể kéo dài khoảng 4 năm. Nhờ những thay đổi quan trọng trong giai đoạn dậy thì mà cơ thể sẽ có khả năng sinh sản, đạt đến chiều cao trưởng thành với một tỷ lệ cơ thể cân đối.

Dậy thì sớm khiến con trẻ dễ rơi vào khủng hoảng về tâm lý, trẻ cảm thấy sợ hãi, xấu hổ về những thay đổi của bản thân vì khác biệt với bạn bè đồng trang lứa. Thậm chí là có nguy cơ trở thành nạn nhân bị quấy rối, xâm hại tình dục hay mang thai khi tuổi đời còn quá nhỏ.

Vì vậy, nếu nhận thấy con có những dấu hiệu dậy thì sớm hơn so với bạn bè cùng trang lứa thì bố mẹ nên cân nhắc đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Cha mẹ đồng hành cũng con gái đừng hoang mang, lo lắng mà hãy bình tình cùng con bước qua giai đoạn này, giải thích cho con trẻ hiểu những thay đổi đang diễn ra là hoàn toàn bình thường.

Nếu bác sĩ nghi ngờ tình trạng dậy thì ở bé gái là do các nguyên nhân bất thường thì sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm, chụp chiếu để xác định bệnh lý tiềm ẩn.

Kiểm tra sự bất thường của hàm lượng hormone qua xét nghiệm máu và nước tiểu; Chụp cắt lớp, cộng hưởng từ và siêu âm để phát hiện khối u; Chụp X Quang cổ tay để xác định tốc độ trưởng thành của xương. Nếu xương già nhanh so với tuổi thực thì nhiều trẻ sẽ gặp nguy cơ không thể đạt chiều cao tối đa khi trưởng thành.

Để giảm nguy cơ hạn chế dậy thì sớm ở nữ, cha mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng đảm bảo khoa học cho bé. Bữa ăn hàng ngày nên ăn nhiều chất xơ có trong rau củ quả, hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh như đồ hộp, xúc xích, thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo và giảm tối đa thực phẩm có hàm lượng đường hóa học cao. Cho trẻ ăn các loại thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bố mẹ cần nhớ rằng, những thực phẩm chứa hormone tăng trưởng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển tâm sinh lý của trẻ.

Tăng cường thể dục thể thao: cha mẹ hãy hướng dẫn và tạo cho trẻ thói quen tập luyện thể dục ít nhất là 30 phút mỗi ngày. Các môn thể thao vừa rèn luyện sức khỏe vừa trau dồi kỹ năng sống như bơi lội, đá bóng, đá cầu...

Hạn chế cho tiếp xúc với hormone sinh dục: như đã nói ở trên thì estrogen và testosterone là 2 loại hormone sinh dục ở bé gái, do đó ba mẹ cần lưu ý đặc biệt khi cho trẻ sử dụng sản phẩm kem dưỡng hay các loại thuốc có thành phần liên quan đến 2 hormone kể trên.

5. Chi phí khám chữa bệnh

Cha mẹ theo dõi nếu con có những biểu hiện dậy thì trước 8 tuổi ở bé gái thì nên đưa con tới khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa Nhi để được thăm khám cụ thể.

Một số cơ sở y tế xây dựng gói khám phát hiện dậy thì sớm ở trẻ em. Gói khám thường bao gồm cả khám sức khỏe tổng quát, kiểm tra xét nghiệm máu, siêu âm bụng, siêu âm tử cung, buồng trứng, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI để đo độ tuổi xương và một số xét nghiệm khác tùy tình trạng của trẻ...Chi phí này giao động từ 2.400.000- 4.000.000 VND tùy từng cơ sở y tế và các danh mục xét nghiệm. Hoặc các mục thực hiện các cận lâm sàng giúp chẩn đoán như: Các xét nghiệm ban đầu: LH, FSH, estradiol (nữ). FT4, TSH: nếu nghi ngờ suy giáp; 17OHP, DHEA, DHEAS: tất cả trẻ trai và với trẻ gái khi có bộ phận sinh dục bất thường. Xquang xương bàn tay trái: đánh giá tuổi xương.

Siêu âm ổ bụng. Test kích thích GnRH: tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán dậy thì sớm. Xét nghiệm tìm nguyên nhân...

Dậy thì sớm ở nữ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnhDậy thì sớm ở nữ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

SKĐS -Dậy thì sớm ở trẻ hiện là vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm. Dậy thì sớm ở bé gái tiềm ẩn nhiều nguy cơ nên việc nhận biết các dấu hiệu để can thiệp kịp thời là rất quan trọng.


BS. Nguyễn Thị Thanh Bình
Ý kiến của bạn