Đau thần kinh tọa thường tự khỏi theo thời gian hoặc khi áp dụng một số phương pháp tự chăm sóc tại nhà. Trong đó, khoảng 80 – 90% trường hợp đã khỏi bệnh mà không cần can thiệp phẫu thuật. Khoảng một nửa trong số này hồi phục hoàn toàn.
1. Đông y có chữa được đau thần kinh tọa không?
Điều trị đau thần kinh tọa bằng đông y đã tồn tại hàng thế kỷ và đã được sử dụng rộng rãi để giảm đau và tìm nguyên nhân gốc rễ của bệnh. Để điều trị đau thần kinh tọa, đông y tập trung vào việc cải thiện chức năng gan và thận, bổ khí huyết và thông kinh lạc.
Ngoài việc áp dụng các bài thuốc cổ truyền thì đau thần kinh tọa có thể kết hợp:
- Châm cứu: Việc kết hợp châm cứu trên người bệnh đau thần kinh toạ giúp giảm số lần phải dùng thuốc giảm đau, giảm nguy cơ tác dụng phụ của thuốc y học hiện đại.
- Xoa bóp bấm huyệt.
- Vật lý trị liệu: Kéo cột sống bằng máy, siêu âm sóng ngắn làm giảm chèn ép, tăng tuần hoàn, giãn cơ, giảm đau.
- Chiếu đèn hồng ngoại.
- Kéo giãn cột sống thắt lưng: Giúp giãn cơ, giảm chèn ép, giảm tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Nếu các phương pháp này hoàn toàn không mang lại hiệu quả, tình trạng bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn, có thể phải thực hiện can thiệp phẫu thuật để kiểm soát, tránh biến chứng nguy hiểm.
2. Ai dễ bị đau thần kinh tọa?
- Người lớn tuổi: Cột sống thoái hóa chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm và gai xương, là những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau thần kinh tọa.
- Thừa cân, béo phì làm tăng căng thẳng cho cột sống.
- Người hay vặn lưng, mang vác nặng hoặc lái xe cơ giới trong thời gian dài có thể gây đau thần kinh tọa.
- Những người ngồi nhiều hoặc ít vận động dễ bị đau thần kinh tọa hơn những người năng động.
- Người bị bệnh tiểu đường đối diện nguy cơ tổn thương thần kinh.
3. Cách xử trí khi đau thần kinh tọa
Nhiều người sau khi nhận biết được dấu hiệu đau thần kinh tọa đều muốn biết cách chữa đau thần kinh tọa, bài tập đau thần kinh tọa, thuốc trị đau thần kinh tọa, tư thế nằm cho người đau thần kinh tọa, mẹo dân gian chữa đau thần kinh tọa, mẹo chữa đau thần kinh tọa, đau lưng…
Thế nhưng, tùy mỗi bệnh nhân, sau khi thăm khám, xét nghiệm, chụp phim… bác sĩ sẽ có cách xử trí cho từng ca bệnh.
- Thuốc giảm đau như ibuprofen. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuốc giảm đau đều phù hợp với tất cả mọi người, người bệnh cần được bác sĩ tư vấn.
- Các bài tập như đi bộ hoặc kéo dài nhẹ.
- Chườm nóng hoặc lạnh giúp giảm đau.
- Xoa bóp, bấm huyệt.
4. Xử trí đau thần kinh tọa tại nhà
Khi bị đau, bạn có thể áp dụng các bước dễ làm và thực hiện ngay tại nhà như sau:
- Xoa bóp để khắc phục tình trạng đau nhức.
- Ngủ đúng tư thế, điều chỉnh tư thế ngủ cũng là cách chữa đau thần kinh tọa hiệu quả như:
Nằm ngửa: Tư thế này sẽ giúp bạn duy trì một đường cong tự nhiên của cột sống, giúp các bộ phận của cơ thể được thư giãn, trong đó có dây thần kinh tọa;
Nằm nghiêng: Nếu bị đau dây thần kinh tọa, bạn cũng có thể nằm nghiêng sang bên không bị đau, đồng thời kẹp một chiếc gối mỏng giữa 2 bên đầu gối giúp phần chân trên được nâng đỡ.
- Chườm nóng giúp mạch máu được giãn ra và lưu thông vì thế giúp người bệnh giảm cảm giác đau nhức. Bạn chỉ cần đổ nước nóng khoảng 40 đến 45 độ C trong túi chườm, sau đó chườm lên vùng thần kinh tọa bị đau. Chườm trong khoảng 20 đến 30 phút sẽ cảm thấy giảm đau nhức rõ rệt.
- Tắm bằng nước ấm. Hơi nóng của nước chính là yếu tố giúp mạch máu của bạn được lưu thông dễ dàng hơn và tình trạng co thắt ở các cơ và áp lực từ đĩa đệm lên dây thần kinh cũng giảm.
- Tập các bài tập đơn giản như:
+ Đứng thẳng sát chân cầu thang, sau đó, bạn đưa 1 chân để lên nấc thang đầu tiên. Từ từ vươn người về phía trước trong khoảng 30 giây, lưu ý giữ cho cột sống lưng thẳng và hít thở sâu. Kết thúc động tác, trở về tư thế ban đầu. Sau đó đổi chân và thực hiện tương tự mỗi bên khoảng 3 lần.
+ Nằm ngửa, chân duỗi thẳng. Cong chân trái lên, vắt chéo sang bên chân phải, mắt cá chân trái cạnh đầu gối phải. Tiếp đó, 2 tay giữ đùi trái, kéo cong người về phía trước. Giữ tư thế trong 30 giây và trở về tư thế ban đầu, tiếp đó đổi bên. Tập khoảng 10 phút mỗi ngày.
5. Đau thần kinh tọa có chữa khỏi được không?
Nhiều người băn khoăn liệu đau thần kinh tọa có thể điều trị khỏi dứt điểm hay không? Việc điều trị khỏi hoàn toàn đau thần kinh tọa sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có nguyên nhân gây ra bệnh, tuổi tác, mức độ tổn thương, bệnh lý nền,…
Hầu hết các trường hợp đau thần kinh tọa cấp tính sẽ được cải thiện tốt bằng các biện pháp tự chăm sóc như uống thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ; tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ, duỗi cơ; chườm nóng, chườm lạnh… Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý rằng việc lạm dụng thuốc giảm đau sẽ khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh dễ biến đổi thành mạn tính. Do đó, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng thuốc giảm đau dẫn đến bệnh trở nặng.
Đối với những bệnh nhân đau thần kinh tọa cấp độ mạn tính cần kết hợp việc tự chăm sóc và điều trị y tế. Theo đó, phẫu thuật có thể được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng (hội chứng chùm đuôi ngựa, mất cảm giác vùng tầng sinh môn, biểu hiện tăng đau, hẹp ống sống nặng, liệt chi dưới,...) nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa.
6. Chi phí chữa trị đau thần kinh tọa
Trong thời đại hiện nay, lĩnh vực y học đã phát triển nhiều phương pháp chữa trị cho đau thần kinh tọa. Bệnh nhân có thể dựa vào tình trạng của họ để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Các chi phí điều trị và chữa đau thần kinh tọa cơ bản bao gồm:
- Chi phí khám và chụp hình chẩn đoán.
- Chi phí phẫu thuật: mổ hở truyền thống, mổ nội soi.
- Viện phí.
- Những yếu tố khác bao gồm chi phí cho thuốc, chi phí cho liệu pháp vật lý (tuỳ thuộc vào nhu cầu của mỗi bệnh nhân)…
- Do đó, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và sự lựa chọn về cơ sở y tế, chi phí cho khám, điều trị, chi phí ca phẫu thuật đau thần kinh tọa tại các bệnh viện thường dao động từ 150.000 đồng cho mỗi lần khám. Chi phí phẫu thuật từ 15.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Xem thêm video được quan tâm:
3 thực phẩm giàu collagen bạn nhất định không được lãng phí | SKĐS