Người trẻ có lớp sụn khớp dày và đàn hồi tốt, khả năng hấp thụ lực cao nên thường xảy ra rách dọc. Người lớn trên 30 tuổi, chất lượng sụn bắt đầu suy giảm, khả năng hấp thu các lực xoay kém hơn, thường dẫn đến rách ngang hoặc rách chéo.
Ở người già, sụn khớp bị thoái hóa nhiều, lớp sụn mỏng đi, khe khớp gối hẹp lại và cử động lăn của lồi cầu trên mâm chày gặp nhiều ma sát, dễ gây rách nham nhở.

Chấn thương sụn chêm thường gặp trong các tình huống như tai nạn giao thông hay chấn thương thể thao. Ảnh minh họa
1. Đông y có chữa được chấn thương sụn chêm không?
Các bài thuốc đông y chữa tổn thương sụn chêm có thể giúp giảm bớt các triệu chứng liên quan, chẳng hạn như đau đầu gối, viêm hoặc hạn chế khả năng chuyển động linh hoạt. Bên cạnh đó, cũng có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp, phục hồi chấn thương và ngăn ngừa các rủi ro phát sinh trong tương lai. Vì vậy, đông y có nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị căn bệnh này.
Đối với sụn chêm bị rách, điều quan trọng là phải tìm kiếm lời khuyên y tế từ bác sĩ hoặc thầy thuốc y học cổ truyền có chuyên môn. Bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác và đề xuất các lựa chọn điều trị thích hợp, bao gồm dành thời gian nghỉ ngơi, vật lý trị liệu, xoa bóp, massage, châm cứu hoặc sử dụng các bài thuốc nam.
2. Xử trí chấn thương sụn chêm
Phương pháp điều trị không phẫu thuật
Phương pháo này áp dụng cho tình trạng rách, tổn thương sụn chêm khớp gối thường được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Tổn thương nhỏ và vừa, nằm ở rìa bên ngoài của sụn.
- Các triệu chứng của chấn thương có khả năng tự lành.
- Khớp gối vẫn giữ được khả năng cử động ổn định, không bị hư hỏng nghiêm trọng, không ảnh hưởng quá nhiều đến phạm vi chuyển động của khớp.
- Bệnh nhân vẫn có thể thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách bình thường.
Các biện pháp điều trị không phẫu thuật bao gồm bốn hoạt động chính để hỗ trợ phục hồi tổn thương sụn chêm:
- Nghỉ ngơi: Tránh các hoạt động vận động mạnh và cường độ cao để giảm áp lực lên khớp gối.
- Chườm đá: Sử dụng túi chườm lạnh đặt lên vùng bị tổn thương vài lần trong ngày.
- Băng ép: Dùng loại băng có tính đàn hồi để băng vùng bị tổn thương, giúp hạn chế sưng nề và mất máu.
- Nâng cao chân: Khi nằm, kê chân cao hơn tim bằng cách dùng gối hoặc đệm để giảm sưng và hỗ trợ quá trình phục hồi. Phương pháp phẫu thuật nội soi phục hồi phục tổn thương sụn chêm.
Dựa trên mức độ nghiêm trọng của tổn thương sụn chêm, kết quả của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh, độ tuổi và mức độ hoạt động thể chất hàng ngày của bệnh nhân, bác sĩ phẫu thuật sẽ quyết định liệu có cần phẫu thuật hay không.
Dù điều trị bằng phương pháp nào đi chăng nữa thì điều quan trọng nhất chính là người bệnh phải có chế độ nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý. Khi phát hiện mình bị chấn thương thì cần dừng ngay mọi hoạt động, nghỉ ngơi và có thể sử dụng kết hợp các loại thuốc xương khớp, thuốc giảm đau. Sau khi đã điều trị xong, cần tập luyện các bài tập vật lý trị liệu hay các động tác sinh hoạt đơn giản, điều độ để đôi chân làm quen trở lại.
3. Chấn thương sụn chêm có chữa được không?
Rách sụn chêm có tự lành không và có cần phẫu thuật không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bác sĩ sẽ quyết định dựa trên:
- Mức độ nghiêm trọng của chấn thương.
- Loại rách, vị trí sụn chêm bị rách.
- Tuổi tác và mức độ hoạt động của bệnh nhân.
- Kết quả chẩn đoán chụp XQ, cộng hưởng từ.
- Vị trí rách sụn chêm đóng vai trò quan trọng trong việc xác định rách sụn chêm khớp gối có tự lành không và có phải mổ không.
- Mặt ngoài sụn chêm: giàu mạch máu, nếu vết rách nhỏ có khả năng tự lành cao. Tuy nhiên, trường hợp nghiêm trọng vẫn cần phẫu thuật.
- Hai phần ba bên trong mặt sụn chêm: ít mạch máu, khả năng tự lành thấp, thường cần phẫu thuật nội soi cắt bỏ sụn chêm bị rách.
4. Biến chứng nguy hiểm của chấn thương sụn chêm
Có nhiều loại rách sụn chêm khác nhau và chúng có thể do những nguyên nhân khác nhau. Thông thường, rách sụn chêm xảy ra trong các hoạt động hàng ngày, nhất là khi chơi thể thao, trong các chuyển động liên quan đến ngồi xổm hoặc vặn người hay do tác động trực tiếp.
Ban đầu, việc đi lại bằng đầu gối bị rách sụn chêm vẫn thực hiện được nên nhiều người bỏ qua, chủ quan. Thế nhưng trong vài ngày sau, đầu gối có thể trở nên cứng, sưng và đau, biến dạng hoặc có phạm vi cử động hạn chế.
Nếu không tìm cách điều trị vết rách sụn chêm, chấn thương có thể gây ra các vấn đề về đầu gối sau này, ảnh hưởng đến khả năng vận động của đầu gối. Bên cạnh đó, phần sụn chêm bị rách không được điều trị cũng có thể kích thích sự phát triển sớm của viêm xương khớp ở đầu gối, gây thoái hóa khớp gối và hậu quả là tàn phế.
Ở những bệnh nhân bị rách sụn chêm không được điều trị, vết rách sẽ ngày càng to ra và xơ hóa khớp, gây thoái hóa khớp gối là rất phổ biến. Vì vậy, nếu có bất cứ chấn thương đầu gối, người bệnh nên đi khám bác sĩ và trao đổi về các lựa chọn điều trị của mình, phòng tránh các hậu quả rách sụn chêm đáng tiếc về sau.

Có nhiều loại rách sụn chêm khác nhau và chúng có thể do những nguyên nhân khác nhau.
5. Chi phí khám và điều trị chấn thương sụn chêm
Mỗi cơ sở y tế khác nhau sẽ có quy trình khám và điều trị tổn thương sụn chêm riêng biệt. Thường chi phí mổ rách sụn chêm sẽ từ 10 - 15 triệu đồng một ca mổ. Tuy nhiên, chi phí này không bao gồm những chi phí khác như thuốc, nằm viện, xét nghiệm hình ảnh. Trường hợp có bảo hiểm y tế hoặc thuộc diện hỗ trợ sẽ được hỗ trợ chi phí mổ.
Xem thêm video được quan tâm
Khó nuốt kéo dài sau tết, người đàn ông phát hiện ung thư thực quản | SKĐS