1. Y học cổ truyền chữa trị viêm tai giữa
Đông y cho rằng nguyên nhân sinh bệnh là do can, đởm hỏa nhiệt hoặc phong quấy rối gây nên. Viêm tai giữa là một trong những bệnh lý nguy hiểm liên quan đến thính giác nếu không được chữa trị kịp thời.
Các biến chứng nghiêm trọng tiếp theo là gây nghe kém hoặc điếc. Tình trạng này khiến trẻ nhỏ chậm nói, chậm phát triển, khiến người lớn mất tự tin và khó khăn trong việc giao tiếp. Biến chứng viêm não, hoặc viêm màng não rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.
Sự phát triển của y học đã giúp cho người bệnh cảm thấy an tâm hơn với các phương pháp điều trị bằng thuốc tây và máy móc kiểm tra hiện đại.
Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể sử dụng các bài thuốc đông y nhằm hỗ trợ điều trị viêm tai giữa dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
2. Xử trí viêm tai giữa tại nhà
Chế độ ăn uống khoa học:
Nên xây dựng cho mình một phương pháp dinh dưỡng hợp lý, phù hợp với kinh tế bản thân, nhất là bệnh nhân viêm tai giữa. Người bệnh viêm tai giữa nên kiêng các đồ uống có cồn và chất kích thích.
- Không nên nhai kẹo cao su, ăn đồ cứng, dai hay các thực phẩm phải sử dụng lực nhai nhiều.
- Không nên ăn các thực phẩm chứa quá nhiều đường như bánh ngọt, kẹo ngọt, nước ngọt,...
- Hạn chế ăn đồ ăn lạnh, uống nước lạnh.
- Bổ sung trái cây, rau củ, rau xanh chứa một lượng vitamin và khoáng chất phong phú.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Cách chăm sóc khi bị viêm tai giữa:
- Sử dụng khăn ấm hoặc túi nhiệt chườm vào vùng tai bị viêm từ 5 - 10 phút.
- Nếu vùng tai của bạn có dấu hiệu sưng đỏ, hãy sử dụng khăn lạnh hoặc túi đá.
- Chú ý đến chế độ nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức hay đầu óc căng thẳng, stress.
- Chỉ được nhỏ thuốc vào trong tai khi có chỉ định của bác sĩ.
- Không tự ý bôi thuốc hay đắp thuốc, tránh tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
- Không nên dùng tăm bông hay vật cứng để ngoáy tai hay lấy mủ ra ngoài, tránh làm tổn thương tai.
- Vệ sinh mũi họng thường xuyên.
3. Viêm tai giữa có chữa khỏi được không?
Viêm tai giữa thường tự khỏi trong vòng 2 hoặc 3 ngày, thậm chí không cần điều trị đặc hiệu. Thông thường, có chất lỏng trong tai giữa ngay cả sau khi hết nhiễm trùng. Nếu nó ở đó lâu hơn 3 tháng, có thể cần điều trị thêm.
Rất hiếm trường hợp nhiễm trùng tai kéo dài hoặc nhiễm trùng tai giữa nghiêm trọng lặp đi lặp lại có thể dẫn đến các biến chứng. Vì vậy, trẻ bị đau tai hoặc cảm giác đầy tai, đặc biệt là khi kết hợp với sốt, nên được bác sĩ thăm khám nếu tình trạng không thuyên giảm sau vài ngày.
Để chữa dứt điểm bệnh viêm tai giữa, người bệnh cần kết hợp toàn diện giữa phác đồ điều trị, thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống cùng với các mẹo chữa trị dân gian tại nhà.
4. Vì sao trẻ bị viêm tai giữa tái đi tái lại?
- Cơ địa hoặc dùng thuốc không đúng cách, có những bạn không cần dùng kháng sinh vẫn tự khỏi nhưng có những trẻ cần chỉ định dùng kháng sinh. Tuy nhiên cần phải dùng đủ ngày và đủ liều, thấy hết triệu chứng mà dừng sớm quá mới hay tái phát.
- Vòi nhĩ có chức năng thông khí cho tai giữa, nhiều bé có V.A lớn, chèn ép cái lỗ vòi ở hầu họng, hòm nhĩ không được thông khí dễ bị viêm hơn hoặc có áp lực âm nên cũng dễ làm vi khuẩn ngược dòng gây viêm tai giữa, những trường hợp này có thể phải cân nhắc nạo V.A kết hợp đặt ống thông khí mới ổn.
- Dùng thuốc không đúng, nhiều mẹ có con dùng kháng sinh lại sợ con dùng kháng sinh có hại nên thấy con đỡ đỡ rồi lại ngưng, không diệt sạch được vi khuẩn nên dừng lại dễ tái phát lại, mà tái phát sớm sẽ khó trị hơn lần trước. Vd như Amoxcixillin cần 10 ngày với trẻ dưới 2 tuổi, 5-7 ngày với trẻ từ 2 tuổi trở lên.
- Cơ địa viêm mũi dị ứng, hen suyễn, tiếp xúc khói thuốc lá, suy dinh dưỡng, không được bú mẹ 6 tháng đầu, nhà đông con… các bé này rất dễ bị viêm nhiễm hô hấp, hay bị V.A lớn làm tăng nguy cơ viêm tai giữa.
5. Chi phí khám, điều trị viêm tai giữa
Việc khám tai mũi họng nói riêng và viêm tai giữa nói chung không chỉ là quá trình chẩn đoán mà còn là kiểm soát toàn diện các vấn đề liên quan đến tai, mũi, xoang, vòm mũi họng, hầu họng, khoang miệng và cấu trúc khác trong vùng cổ mặt.
Bác sĩ thông qua quá trình thăm khám, sẽ phát hiện các dấu hiệu bất thường ở các khu vực này và chỉ định các xét nghiệm hay chẩn đoán hình ảnh để xác định nguyên nhân và mức độ bệnh lý.
Do đó, quan trọng nhất là việc chủ động thăm khám và điều trị bệnh từ giai đoạn sớm, đặc biệt là khi các triệu chứng kéo dài hoặc không thuyên giảm sau một khoảng thời gian lâu.
Chi phí khám tai mũi họng bao gồm các khoản phí như phí thăm khám lâm sàng, khám cận lâm sàng, nội soi và chi phí thuốc nếu cần thiết.
Chi phí khám tai mũi họng ở giai đoạn ban đầu không quá cao. Sự chênh lệch giá khám bác sĩ và giá dịch vụ giữa các cơ sở công lập và tư nhân là khá rõ ràng. Thông thường từ 100.000 – 500.000 đồng/lần khám.
Xem thêm video được quan tâm:
5 loại thực phẩm tuyệt đối tránh khi bị loãng xương | SKĐS