1. Đông y có chữa được bệnh viêm quanh khớp vai?
Bên cạnh các phương pháp y học hiện đại, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp điều trị viêm quanh khớp vai bằng Đông y. Trong Đông y, viêm quanh khớp vai được phân loại thành 3 thể bệnh gồm kiên thống, kiên ngưng và hậu kiên phong với cơ chế sinh bệnh là do phong, hàn, thấp kết hợp gây bế tắc kinh lạc.
Chữa viêm quanh khớp vai theo phương pháp y học cổ truyền sẽ do nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau:
- Nguyên nhân tại chỗ: Thường là các chấn thương liên quan đến nghề nghiệp, thói quen hoặc động tác trong thể thao... Một số ít trường hợp do chấn thương mạnh vào vùng vai, viêm gân, thoái hoá hoặc vôi hóa phần mềm quanh khớp, thời tiết lạnh, ẩm.
- Tổn thương thần kinh: Tai biến, chấn thương sọ não, viêm não, viêm màng não...Chèn ép rễ thần kinh đốt sống cổ do thoái hoá, viêm hay u đốt sống cổ.
- Một số trường hợp không rõ nguyên nhân.
- Châm cứu viêm quanh khớp vai hậu kiên phong: Đây chỉ là biện pháp kết hợp và chỉ nên dùng khi bệnh nhân đau nhiều.
- Xoa bóp: Là biện pháp điều trị chủ yếu tương tự thể kiên ngưng và bổ sung thêm xoa bóp bàn tay.
- Người bệnh nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ và chủ động tập luyện để phục hồi chức năng cũng như hỗ trợ giảm đau vai, đồng thời cải thiện tình trạng giới hạn tầm vận động khớp.
2. Xử trí khi bị viêm quanh khớp vai
Xử trí và điều trị viêm quanh khớp vai cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau như nội khoa, ngoại khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.
- Nội khoa: Thuốc giảm đau thông thường. Sử dụng thuốc theo bậc thang của Tổ chức Y tế Thế giới. Chọn một trong các thuốc sau: acetaminophen 0,5g x 2-4 viên /24h; acetaminophen kết hợp với codein hoặc tramadol 2-4 viên/24h.Thuốc chống viêm không steroid. Tiêm corticoid tại chỗ áp dụng cho thể viêm khớp vai đơn thuần. Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân áp dụng cho các thể đứt bán phần các gân mũ cơ quay do chấn thương ở bệnh nhân < 60tuổi.
- Ngoại khoa: Chỉ định với thể giả liệt, đặc biệt ở người trẻ tuổi có đứt các gân vùng khớp vai do chấn thương. Phẫu thuật nối gân bị đứt. Ở người lớn tuổi (> 60 tuổi), đứt gân do thoái hóa, chỉ định ngoại khoa cần thận trọng. Cần tái khám định kỳ sau 1-3 tháng, tùy theo tình trạng bệnh. Có thể siêu âm khớp vai để kiểm tra tình trạng của gân, bao gân và khớp vai.
3. Cách xử trí viêm quanh khớp vai tại nhà
Mục tiêu phục hồi chức năng viêm quanh khớp vai cho người bệnh bao gồm: Giảm đau, tăng sức mạnh cơ, tăng tầm vận động khớp, khắc phục các biến chứng teo cơ, cứng khớp, giúp người bệnh phục hồi được chức năng sinh hoạt, lao động, thể thao.
Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng bao gồm:
- Vật lý trị liệu.
- Vận động trị liệu. Kéo giãn bao khớp, di động khớp nhằm làm tăng tầm vận động khớp.Tập chủ động với các dụng cụ: Các bài tập với gậy, dây, thang tường, ròng rọc nhằm tăng tầm vận động khớp và tập mạnh các nhóm cơ vùng vai.
- Hoạt động trị liệu. Hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày có sử dụng tay như mặc áo quần, tắm rửa, chải tóc,..
- Với những người làm công việc phải sử dụng khớp thường xuyên, nên cân nhắc thay đổi công việc nếu cần thiết.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất, protein, chất chống oxy hóa, canxi để nâng cao thể trạng.
- Kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng bổ xương khớp giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng.
4. Viêm quanh khớp vai có chữa khỏi được không?
Viêm quanh khớp vai không phải là bệnh nghiêm trọng, có thể tự khỏi, nhưng các triệu chứng của nó khiến người bệnh khó chịu và phải chịu đựng cơn đau dai dẳng nếu không được khắc phục ngay. Do đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh nhân cần đến thăm khám sớm, điều trị kịp thời để tránh biến chứng.
5. Chi phí điều trị viêm quanh khớp vai
Thông thường, khám cơ xương khớp sẽ cần phải thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như: Chụp X-quang, siêu âm khớp, đo mặt độ xương,... Vì vậy, chi phí khám sẽ bao gồm cả giá khám và giá chụp chiếu theo chỉ định.
Việc lên kế hoạch điều trị, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp để xem xét dựa trên các yếu tố lứa tuổi, công việc, mức độ tổn thương, mong muốn của người bệnh…
Khám thông thường có giá từ 40.000 đồng – 100.000 đồng/lần.
Nếu khám yêu cầu sẽ có các mức phí , từ 300.000 đồng/lần khám đến 500.000 đồng/lần khám.
Bệnh nhân cần phẫu thuật sẽ mất chi phí nhiều hơn, tùy từng cơ sở y tế với mức chi phí khoảng từ 10 – 60 triệu/ lần phẫu thuật.