1. Tự kỷ ở người lớn có nguy hiểm không?
Tự kỷ là một dạng bệnh trong nhóm rối loạn phát triển xâm nhập, ảnh hưởng đến nhiều mặt trong quá trình phát triển của con người từ lúc nhỏ nhưng chủ yếu là khiếm khuyết về tương tác xã hội, về giao tiếp (không lời và lời nói), các hành vi bất thường hoặc các mối quan tâm bị thu hẹp, rập khuôn và lặp lại.

Bệnh tự kỷ ở người lớn thường được gọi là rối loạn phổ tự kỷ.
Bệnh tự kỷ ở người lớn thường được gọi là rối loạn phổ tự kỷ xuất hiện ở người lớn. Gặp phải tình trạng bệnh này khiến người bệnh sẽ khó khăn khi giao tiếp, không thể kiểm soát hành động cũng như suy nghĩ của mình.
2. Bệnh tự kỷ ở người lớn có lây nhiễm không?
- 1. Tự kỷ ở người lớn có nguy hiểm không?
- 2. Bệnh tự kỷ ở người lớn có lây nhiễm không?
- 3. Biểu hiện của bệnh tự kỷ ở người lớn là gì?
- 4. Bệnh tự kỷ ở người lớn có chữa được không?
- 5. Người lớn bị tự kỷ có cần dùng thuốc không?
- 6. Người lớn có thể tự điều trị bệnh tự kỷ không?
- 7. Những lời khuyên hữu ích cho người lớn bị tự kỷ
Tự kỷ là nhóm bệnh tâm thần, không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó không có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
3. Biểu hiện của bệnh tự kỷ ở người lớn là gì?
3.1 Khó khăn trong giao tiếp xã hội
Người lớn tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội. Họ có thể thiếu khả năng đọc hiểu cảm xúc và ngôn ngữ cơ thể của người khác, giảm khả năng chia sẻ sở thích, cảm xúc, không thể bắt đầu hoặc phản hồi lại các tương tác xã hội. Điều này gây khó khăn trong việc trao đổi, trò chuyện với người khác.
3.2 Có các sở thích đặc trưng
Người lớn tự kỷ thường có sở thích đặc biệt và tập trung sâu vào một số chủ đề hoặc hoạt động cụ thể. Họ thường gắn bó chặt chẽ hoặc bận tâm đến những đồ vật bất thường, những sở thích quá mức hoặc kiên trì. Họ có thể dành sự quan tâm đáng kể cho những sở thích này nhưng lại thiếu sự linh hoạt và đa dạng trong việc tham gia vào các hoạt động khác.
3.3 Hành vi lặp đi lặp lại
Người lớn tự kỷ có thể thực hiện các hành vi, câu nói lặp đi lặp lại. Họ cũng có thể tập trung vào việc sắp xếp các đối tượng theo một trật tự cụ thể.
3.4 Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh hoặc xúc giác
Trong nhiều trường hợp, người lớn tự kỷ có thể nhạy cảm cao với ánh sáng, âm thanh, mùi hương hoặc cảm giác xúc giác. Những sự kích thích này có thể gây ra sự khó chịu hoặc căng thẳng và ảnh hưởng đến quá trình tương tác, tham gia vào các hoạt động hàng ngày.

Trong nhiều trường hợp, người lớn tự kỷ có thể nhạy cảm cao với ánh sáng, âm thanh, mùi hương hoặc cảm giác xúc giác.
Tuy những dấu hiệu trên có thể xuất hiện ở người lớn tự kỷ, nhưng không phải tất cả các người lớn tự kỷ đều có cùng các dấu hiệu này. Mỗi người có thể có biểu hiện và mức độ khác nhau. Để đưa ra chẩn đoán chính xác, bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia tâm thần.
4. Bệnh tự kỷ ở người lớn có chữa được không?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tự kỷ có chữa được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Mức độ nặng nhẹ của các rối loạn, thời điểm phát hiện và áp dụng các biện pháp can thiệp, sự hợp tác của gia đình trong quá trình can thiệp...
Mục tiêu trong điều trị chứng tự kỷ là giảm các triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ để tối đa hóa khả năng hoạt động, hỗ trợ quá trình phát triển cơ thể. Tùy mức độ nghiêm trọng của rối loạn và biện pháp điều trị can thiệp, kết quả thu được sẽ khác nhau. Khó có thể trả lời chính xác bệnh tự kỷ có chữa được không.
Người lớn mắc tự kỷ có phác đồ điều trị khác với trẻ mắc bệnh tự kỷ. Các liệu pháp điều trị cụ thể dựa vào những vấn đề mà người bệnh đang gặp phải như lo lắng, cô lập với xã hội, các vấn đề về mối quan hệ hoặc khó khăn trong công việc...
Các liệu pháp điều trị nhắm đến tăng các hành vi xã hội, giảm các triệu chứng hành vi lạ và tăng giao tiếp ngôn ngữ và học tập cần được khắc phục. Giảm các hành vi gây rối...
5. Người lớn bị tự kỷ có cần dùng thuốc không?
Không có loại thuốc nào đặc hiệu với các triệu chứng chính của rối loạn tự kỷ. Một số thuốc có tác dụng trong việc làm giảm bớt tăng động, ám ảnh và các hành vi cưỡng bức, cáu kỉnh, giận dữ và các hành vi tự gây tổn thương. Việc dùng thuốc phải dựa trên sự chỉ định của bác sĩ.
6. Người lớn có thể tự điều trị bệnh tự kỷ không?
Nếu có các dấu hiệu của bệnh tự kỷ, người bệnh không nên giấu và tự sử dụng thuốc điều trị mà nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa tâm lý để được hỗ trợ.

Nếu có dấu hiệu tự kỷ hoặc các bệnh lý liên quan đến thần kinh bệnh nhân nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa.
7. Những lời khuyên hữu ích cho người lớn bị tự kỷ
Người bệnh nên có một chế độ ngủ nghỉ phù hợp: Đi ngủ và thức dậy vào những giờ phù hợp sinh lý cơ thể. Đảm bảo nơi ngủ, phòng ngủ được thoải mái nhất có thể. Tránh sử dụng thiết bị như TV, điện thoại, máy vi tính... và các tình huống căng thẳng trước khi đi ngủ.
Có chế độ ăn phù hợp: Chế độ ăn uống lành mạnh là điều cần thiết với tất cả mọi người, đặc biệt là người bệnh. Lời khuyên để duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh cho người lớn bị bệnh tự kỷ là đảm bảo ăn uống đều đặn, không bỏ bữa, chế độ ăn uống đa dạng, cân đối và có nhiều trái cây tươi và rau. Không ăn một bữa lớn quá gần thời gian đi ngủ, tránh hoặc hạn chế uống rượu.
Tập thể dục đều đặn: Các nghiên cứu đều cho thấy tập thể dục vừa phải và thường xuyên có thể giúp cân bằng tâm trạng, ngăn ngừa một số vấn đề sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.