Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh thoái hóa khớp

15-03-2024 16:27 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Vì thoái hóa khớp là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể nên khó tránh khỏi. Tuy nhiên chúng ta có thể làm chậm quá trình thoái hóa đó.

1. Đông y có chữa được thoái hóa khớp hay không?

Sự kết hợp của tây y (thuốc giảm đau, giãn cơ, chống viêm…) và đông y (bấm huyệt, xông hơi, châm cứu…) góp phần nâng cao hiệu quả trong điều trị thoái hóa khớp.

Trong đông y, thoái hóa khớp gối được gọi là là hạc tất phong. Nguyên nhân chủ yếu của thoái hóa khớp gối là do phong hàn thấp xâm nhập vào gân, cơ, xương khớp, kinh lạc làm tắc trở sự vận hành khí huyết, kinh lạc gây đau.

Các phương pháp đông y điều trị thoái hóa khớp bao gồm:

- Châm cứu, laser châm, điện châm không kim

- Bấm huyệt

- Xoa bóp

- Xông hơi thảo dược

- Điện nhĩ châm, điện mãng châm

- Cấy chỉ

- Một số bài thuốc đông y trong điều trị thoái hóa khớp : Độc hoạt tang ký sinh, quyên tý thang gia giảm,…

Việc kết hợp điều trị song song giữa Đông – Tây y mang lại hiệu quả cao và duy trì được kết quả điều trị trong thời gian lâu dài cho bệnh nhân thoái hóa khớp.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh thoái hóa khớp- Ảnh 1.

Một số bài thuốc đông y trong điều trị thoái hóa khớp : Độc hoạt tang ký sinh, quyên tý thang gia giảm

2. Cách sơ cứu khi bị thoái hóa khớp

Khi bị thoái hóa khớp, người bệnh có thể gặp tình trạng cứng khớp hoặc khó khăn trong vận động vào sáng sớm. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh có thể mát xa nhẹ nhàng cho vùng khớp bị cứng. Bên cạnh đó có thể chườm nóng, chườm lạnh giúp giảm co cứng và giúp máu lưu thông để khớp hoạt động dễ dàng hơn. Sau đó người bệnh có thể thực hiện một số bài tập kéo giãn cơ hoặc đi bộ nhẹ nhàng để giảm cứng khớp.

Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan trước triệu chứng cứng khớp vào buổi sáng.Thay vào đó người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh.

3. Cách chăm sóc bệnh thoái hóa khớp thể nhẹ tại nhà

Một số trường hợp thoái hóa khớp ở giai đoạn đầu người bệnh có thể theo dõi và điều trị tại nhà bằng việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, vận động và sinh hoạt. Một số lưu ý khi điều trị thoái hóa tại nhà như:

- Giảm cân nếu thừa cân, béo phì một cách khoa học, hợp lý hoặc giữ cân nặng ổn định với người có cân nặng bình thường.

- Bổ sung các thực phẩm tốt cho quá trình phục hồi xương khớp trong thực đơn hàng ngày như thực phẩm giàu canxi, khoáng chất, vitamin, ngũ cốc…

- Hạn chế các thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhanh, rượu bia và các chất kích thích.

- Luyện tập thể dục hàng ngày với các bài tập nhẹ nhàng hoặc những môn thể thao tốt cho xương khớp để cải thiện chức năng vận động. Hoặc tùy vào từng tình trạng sức khỏe bệnh nhân các bác sĩ sẽ được hướng dẫn những bài tập điều trị tại nhà phù hợp hơn.

- Mát xa, xoa bóp chân tay hằng ngày.

4. Bệnh thoái hóa khớp có chữa khỏi không

Vì thoái hóa khớp là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể nên gần như khó tránh khỏi. Tuy nhiên chúng ta có thể làm chậm quá trình thoái hóa đó. Ngoài ra có thể phục hồi được những cấu trúc khớp bị thoái hóa và phục hồi được những khả năng vận động của bệnh nhân. Đã có những trường hợp bệnh nhân được điều trị và giữ được tình trạng ổn định trong vòng chục năm.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh thoái hóa khớp- Ảnh 2.

Người bị thoái hóa khớp cần hạn chế các thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhanh, rượu bia và các chất kích thích

5. Lưu ý với người béo phì, tiểu đường, mang bầu… khi mắc thoái hóa khớp

- Ở người béo phì áp lực lên sụn khớp nặng hơn người bình thường. Điều này khiến sụn khớp dễ nứt, vỡ, tổn thương và gây ra tình trạng thoái hóa khớp. Hơn nữa với người béo phì, tình trạng đau khớp có thể trở nên trầm trọng hơn. Việc giảm cân sẽ giúp người bệnh đỡ đau khớp, phục hồi chức năng khớp, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó việc giảm cân làm áp lực lên khớp ít hơn và giúp tránh hao mòn các thành phần trong đầu gối như cơ xương, sụn, khớp. Điều này giảm được nguy cơ mắc viêm xương khớp. Tuy nhiên, việc giảm cân cần phải tiến hành khoa học, hợp lý và theo dõi bởi các bác sĩ.

- Đái tháo đường và thoái hóa khớp có chung các yếu tố nguy cơ là tuổi cao, hội chứng chuyển hóa, ít hoạt động thể lực, béo phì. Thoái hóa khớp không phải là nguyên nhân của đái tháo đường và ngược lại. Những người mắc đái tháo đường có triệu chứng đau khớp với một lối sống ít vận động kèm theo béo phì sẽ góp phần làm cho vấn đề kiểm soát đường máu của người bệnh gặp khó khăn hơn. Bên cạnh đó, người bị thoái hóa khớp mắc đái tháo đường type 2 có tình trạng giảm đáp ứng chống viêm và giảm đáp ứng chống thoái hóa tại các mô hoạt dịch. Việc sử dụng thuốc giảm đau chống viêm ở bệnh nhân thoái hóa khớp có thể gây ảnh hưởng xấu tới chức năng thận vốn đã bị tổn hại do bệnh lý đái tháo đường.

- Với phụ nữ mang thai, sức nặng của thai nhi thường gây ra áp lực lớn lên sụn. Do vậy, phụ nữ thường có tỷ lệ thoái hóa khớp cao hơn chính là quá trình mang thai. Nếu trong giai đoạn mang thai, người mẹ không được bổ sung đầy đủ canxi có thể dẫn đến thiếu hụt và làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp, đặc biệt là khớp gối.

Trong trường hợp phụ nữ mang thai được chẩn đoán thoái hóa khớp, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Bởi mọi phương pháp điều trị thoái hóa khớp cho phụ nữ mang cần được cân nhắc và chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa để không làm ảnh hưởng tới thai nhi.

6. Chi phí khám chữa bệnh thoái hóa khớp

Để điều trị bệnh thoái hóa khớp, tốt nhất người bệnh cần đi đến các bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán nguyên nhân và tình trạng bệnh.

Các bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm như chụp X-quang, siêu âm khớp, chụp MRI, nội soi khớp để kiểm tra tình trạng sụn khớp và những hư hại ở xương mà thoái hóa gây ra. Từ đó mới có thể đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp cho từng người bệnh.

Thoái hóa khớp sử dụng các phương pháp sau để chẩn đoán:

- Siêu âm khớp

- Chụp MRI

- Chụp X-quang

- Nội soi khớp

- Lấy dịch khớp xét nghiệm trong một số trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu bị tràn dịch khớp gối.

Khi khám thoái hóa khớp, người bệnh cần phải chi trả khoản thăm khám cơ xương khớp lâm sàng (chưa bao gồm chụp chiếu, xét nghiệm). Sau khi khám lâm sàng các bác sĩ sẽ có chỉ định riêng cho từng người bệnh. Tùy thuộc vào các cơ sở y tế và dịch vụ khám bệnh mà người bệnh lựa chọn (khám dịch vụ, khám bảo hiểm xã hội) giá cả sẽ khác nhau. Chi phí thăm khám lâm sàng thường dao động từ 200.000 – 500.000 nghìn đồng.

Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trịThoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

SKĐS - Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa của khớp theo độ tuổi, tình trạng sụn khớp – bộ phận có chức năng bảo vệ và giảm ma sát trong khớp bắt đầu bị bào mòn, phá vỡ cấu trúc.

Các bài tập có lợi cho người thoái hóa khớpCác bài tập có lợi cho người thoái hóa khớp

SKĐS - Ngoài việc giúp kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tâm thần, tập luyện thể dục đều đặn giúp người bệnh kiểm soát cơn đau, tránh biến dạng khớp và ngăn ngừa tiến triển bệnh thoái hóa khớp.

Chế độ ăn cho người bệnh thoái hóa khớpChế độ ăn cho người bệnh thoái hóa khớp

SKĐS - Thoái hóa khớp do viêm xương khớp có thể ảnh hưởng đến nhiều mô của khớp. Bệnh không chữa khỏi bằng chế độ ăn uống nhưng dinh dưỡng lành mạnh có thể giúp giảm đau, kiểm soát triệu chứng và phòng một số bệnh khác.

Thuốc điều trị thoái hóa khớpThuốc điều trị thoái hóa khớp

SKĐS - Thoái hóa khớp là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế. Có đến 80% bệnh nhân thoái hóa khớp bị hạn chế cử động và không thể thực hiện các hoạt động ngày. Vậy thoái hóa khớp có chữa được không và thuốc nào được sử dụng để điều trị?


Bác sĩ Nguyễn Ngọc Định
Ý kiến của bạn