Hà Nội

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh tăng thông khí

23-10-2024 18:29 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Hội chứng tăng thông khí phổi xảy ra khi nhịp hô hấp của bạn tăng nhanh và sâu hơn bình thường. Đây có thể là phản ứng của cơ thể trước các tác nhân liên quan đến tâm lý hoặc là biểu hiện của một số bệnh lý khác nghiêm trọng hơn.

1. Đông y chữa được bệnh tăng thông khí không?

Sự phát triển của y học đã giúp cho người bệnh cảm thấy an tâm hơn với các phương pháp điều trị bằng thuốc tây và máy móc kiểm tra hiện đại. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền nhằm hỗ trợ bệnh tăng thông khí dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Một số bài tập y học cổ truyền hỗ trợ tốt điều trị tăng thông khí giúp cải thiện sức khỏe.

Một số động tác thường được sử dụng là thở bốn thời có kê mông và giơ chân; ngồi hoa sen, co tay rút ra phía sau, xem xa xem gần…. Động tác thở 4 thời có kê mông và giơ chân: để luyện tổng hợp về thần kinh, khí và huyết, trọng tâm là luyện thần kinh, chủ động về ức chế và hưng phấn nhằm mục đích thở tốt. Đồng thời, cũng làm cho khí huyết lưu thông. Thở 4 thời là kỹ thuật cơ bản của yoga khí công, là bí quyết của thành công trong luyện thở.

  • Thời 1: hít vào, đều, sâu, tối đa, ngực nở, bụng phình và cứng. Thời gian ¼ hơi thở "hít ngực bụng nở" 4 giây hoặc 6 giây, "hít vào, ngực nở, bụng căng".
  • Thời 2: giữ hơi, cơ hoành và các cơ lồng ngực đều co thắt tối đa, thanh quản mở, giơ chân. Thời gian ¼ hơi thở, rồi để chân xuống "giữ hơi hít thêm". 4 giây hoặc 6 giây, "giữ hơi cố gắng hít thêm".
  • Thời 3: thở ra thoải mái tự nhiên, không kìm, không thúc; thời gian ¼ hơi thở "Thở không kìm thúc" 4 giây hoặc 6 giây; "thở ra, không kìm, không thúc".
  • Thời 4: thư giãn hoàn toàn, có cảm giác nặng và ấm. Tự kỷ ám thị: tay chân tôi nặng và ấm, toàn thân tôi nặng và ấm. Thời gian ¼ hơi thở "nghỉ thời nặng ấm" 4 giây hoặc 6 giây; "nghỉ thời; nặng, ấm tay chân".

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh tăng thông khí- Ảnh 1.

Hội chứng tăng thông khí gây nên tình trạng thở nhanh và gấp của người bệnh.

2. Tăng thông khí có nguy hiểm không?

Hội chứng tăng thông khí không đe dọa đến tính mạng, nhưng có thể gây suy giảm đáng kể lượng CO2 trong cơ thể, gây tê, ngứa ran ở tay chân. Nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến co thắt cơ nghiêm trọng và bất tỉnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây hội chứng tăng thông khí, một số người dễ bị hiện tượng này hơn so với những người khác trong đó phụ nữ mắc chứng rối loạn thần kinh tim thường gặp nhất. Nếu không được điều trị, tăng thông khí thậm chí có thể gây tử vong.

3. Cách sơ cứu bệnh nhân tăng thông khí

Bệnh nhân cần giữ tâm lý bình tĩnh, tránh hoảng sợ:

Điều quan trọng để điều trị hội chứng này là cố gắng giữ bình tĩnh trong các trường hợp thở nhanh cấp tính. Người bệnh nên trao đổi trước với người thân và đồng nghiệp, nhờ họ hỗ trợ bằng cách vỗ nhẹ nhàng lên lưng khi xuất hiện hiện tượng này. Lưu ý giải tán đám đông, ra không gian mở để dễ thở và thư giãn hơn.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh tăng thông khí- Ảnh 2.

Người bệnh nên chuẩn bị sẵn một túi giấy bên người. Khi phát bệnh lấy túi giấy che nhẹ vùng miệng và mũi, thở vào để đảm bảo khí CO2 không bị đưa ra hết ngoài không khí, sau đó hãy hít thở 12 lần với túi và 12 lần thở ngoài không khí.

Học cách kiểm soát hơi thở và thở chậm lại:

Người bệnh nên luyện tập cách kìm chế bản thân bằng phương pháp hít vào từ từ đầy phổi, giữ không khí trong phổi 5 giây rồi thở ra từ từ. Áp dụng kĩ thuật này lặp đi lặp lại cho đến khi thấy hơi thở trở về mức bình thường.

Thở qua từng lỗ mũi: Người bệnh đưa tay khum lại che miệng, dùng ngón tay bịt một bên mũi và xen kẽ hơi thở đổi bên qua từng lỗ mũi. Tư thế này sẽ giúp không khí được đưa ra ngoài chậm hơn.

Sử dụng túi giấy để thở: Người bệnh nên chuẩn bị sẵn một túi giấy bên người. Khi phát bệnh lấy túi giấy che nhẹ vùng miệng và mũi, thở vào để đảm bảo khí CO2 không bị đưa ra hết ngoài không khí, sau đó hãy hít thở 12 lần với túi và 12 lần thở ngoài không khí.

4. Cách chăm sóc bệnh nhân tăng thông khí

Có thể sử dụng thuốc để điều trị tăng thông khí. Tuy nhiên, người bệnh không nên tùy tiện mua thuốc về tự uống mà cần phải được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và tình trạng sức khỏe mà các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh có cần uống thuốc hay không.

Người bệnh có thể thử áp dụng một số kỹ thuật ngay lập tức để giảm nhẹ triệu chứng thở gấp cấp tính như:

  • Giữ hơi thở trong vòng 10 - 15 giây.
  • Chu môi khi thở.
  • Hít chậm vào 1 túi giấy.
  • Che miệng và một bên lỗ mũi. Rồi thở bằng lỗ mũi còn lại.
  • Cố gắng hít thở bằng bụng (cơ hoành) thay vì ngực.
  • Một số biện pháp châm cứu cũng có thể được áp dụng nhằm giảm các nguy cơ bị tăng thông khí cho những người thường xuyên bị căng thẳng đầu óc, stress.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên: các bài tập thể dục như đi bộ nhanh, chạy trong khi thở vào và ra bằng mũi có thể hạn chế tăng thông khí.
  • Thực hiện một số bài tập hít thở giúp điều hòa nhịp thở, giảm nguy cơ tái bệnh.
  • Cung cấp đủ chất dinh dưỡng để có một cơ thể khỏe mạnh cũng như một tinh thần thoải mái, đặc biệt đối với những bệnh nhân vừa trải qua cơn tăng thông khí rất cần được bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể.
  • Rèn luyện các bài tập về cơ thể/ tâm trí: tập Thái Cực quyền, yoga, thiền định hoặc khí công tối thiểu 1 tiếng/ngày có thể giúp bạn bình tâm, giải tỏa tâm lý và kiểm soát thở nhanh hiệu quả.

5. Bệnh tăng thông khí có chữa khỏi không?

Hội chứng tăng thông khí gây nên tình trạng thở nhanh và gấp của người bệnh. Tình trạng này không gây nghiêm trọng đến tính mạng, có thể khống chế và điều trị được. Tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan và cần phải quan tâm đến những vấn đề tiềm ẩn liên quan của hội chứng tăng thông khí.

6. Chi phí khám chữa bệnh tăng thông khí

Mức chi phí được bảo hiểm y tế hỗ trợ sẽ tùy theo những trường hợp bệnh và chính sách của bảo hiểm trong thời điểm người bệnh điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý thăm khám và chẩn đoán kịp thời bệnh tràn khí màng phổi để hạn chế biến chứng xuất hiện dẫn tới khó khăn về chi phí trong điều trị bệnh. Nếu người bệnh có bảo hiểm y tế, chi phí điều trị sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ.

Tập thở tăng thông khí phổi, phòng bệnh COVID-19Tập thở tăng thông khí phổi, phòng bệnh COVID-19

SKĐS - Theo "Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch COVID-19" mới nhất của Bộ Y tế, người dân có thể tập thở nhằm tăng thông khí phổi, giúp phòng ngừa bệnh.


BS CKII Lương Văn Phùng
Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Nghệ An
Ý kiến của bạn