Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh suy buồng trứng

21-04-2025 13:18 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Suy buồng trứng là tình trạng chức năng của buồng trứng ngừng hoạt động và ngừng sản xuất trứng. Suy buồng trứng khiến việc sản xuất các hormone như estrogen và progesterone bị ngừng lại.

1. Suy buồng trứng là gì?

Suy buồng trứng là tình trạng chức năng của buồng trứng ngừng hoạt động và ngừng sản xuất trứng. Suy buồng trứng khiến việc sản xuất các hormone như estrogen và progesterone bị ngừng lại. Đây là những hormone có vai trò quan trọng đối với nữ giới, góp phần phát triển các đặc điểm sinh dục nữ, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và sự thụ thai. 

Suy buồng trứng là một trong những nguyên nhân chính gây suy giảm đời sống tình dục và cản trở khả năng sinh sản ở nữ giới có thể dẫn đến vô sinh.

2. Suy buồng trứng có phải là bệnh lây nhiễm?

Suy buồng trứng không phải là bệnh di truyền cũng không lây nhiễm.

3. Dấu hiệu của bệnh suy buồng trứng là gì?

  • Dấu hiệu của suy buồng trứng thường là kinh nguyệt không đều, chu kỳ kinh ngắn hơn, rối loạn kinh nguyệt trong một thời gian dài hoặc kinh nguyệt bị trễ, lượng máu kinh ít hơn, màu sắc kinh nguyệt có sự thay đổi.
  • Giảm nhu cầu và ham muốn tình dục, một số chị em có xu hướng né tránh chuyện giường chiếu. Âm đạo khô, không tiết đủ chất nhờn để bôi trơn khi quan hệ, dễ bị đau rát khi giao hợp.
  • Hay mất ngủ giữa đêm, có cảm giác chóng mặt, buồn nôn. Da có dấu hiệu nhăn, bớt đàn hồi, ngực nhão và xệ, tóc dễ gãy rụng, giảm sút trí nhớ.
Suy buồng trứng là tình trạng chức năng của buồng trứng ngừng hoạt động và ngừng sản xuất trứng. Suy buồng trứng khiến việc sản xuất các hormone như estrogen và progesterone bị ngừng lại.

Suy buồng trứng là tình trạng chức năng của buồng trứng ngừng hoạt động và ngừng sản xuất trứng. Suy buồng trứng khiến việc sản xuất các hormone như estrogen và progesterone bị ngừng lại.

4. Suy buồng trứng có thể có thai không?

Một số chị em phụ nữ được chẩn đoán bị suy buồng trứng sớm vẫn có thể thụ thai tự nhiên sau khi được chẩn đoán bệnh. Trong trường hợp bệnh nhân gặp khó khăn trong việc thụ thai tự nhiên hoặc lo lắng thời gian mang thai bị rút ngắn khi buồng trứng bị suy giảm, bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản như xin trứng hoặc thụ tinh ống nghiệm... 

Sau khi thăm khám, các chuyên gia hỗ trợ sinh sản sẽ đưa ra các phác đồ điều trị tối ưu nhất cho từng trường hợp.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh suy buồng trứng- Ảnh 2.

Một số chị em phụ nữ được chẩn đoán bị suy buồng trứng sớm vẫn có thể thụ thai tự nhiên sau khi được chẩn đoán bệnh.

5. Suy buồng trứng có chữa được không?

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp đặc hiệu điều trị bệnh suy buồng trứng. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị theo triệu chứng của bệnh. Bệnh nhân nếu gặp các dấu hiệu cảnh báo suy buồng trứng nên đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa sản hoặc hỗ trợ sinh sản để được bác sĩ thăm khám và có phương án hỗ trợ điều trị phù hợp.

6. Những ai có nguy cơ cao bị suy buồng trứng?

Bệnh suy buồng trứng thường gặp ở những phụ nữ sau tuổi dậy thì và trước 40 tuổi. Đặc biệt với những chị em phụ nữ có thói quen sinh hoạt không khoa học, đã từng nạo phá thai sẽ có nguy cơ mắc bệnh suy buồng trứng cao.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh suy buồng trứng- Ảnh 3.

Chị em nên có chế độ ăn uống hợp lý đủ các nhóm chất, bổ sung thêm rau, củ quả, đạm, vitamin, protein…

7. Phụ nữ nên làm gì để phòng ngừa bệnh suy buồng trứng?

  • Bác sĩ khuyến cáo phụ nữ nên chủ động theo dõi sức khỏe sinh sản cũng như sức khỏe tổng quát. 
  • Thực hiện khám sản khoa định kỳ cũng như đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường như khí hư ra nhiều, kinh nguyệt không đều…
  • Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
  • Chế độ ăn uống hợp lý đủ các nhóm chất, bổ sung thêm rau, củ quả, đạm, vitamin, protein… 
  • Hạn chế các thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chứa chất bảo quản hay đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ. 
  • Bổ sung đủ canxi, vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chế độ ăn cho người bị suy buồng trứngChế độ ăn cho người bị suy buồng trứng

SKĐS - Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp người bệnh duy trì thể trạng tốt hỗ trợ việc trị bệnh. Người bệnh nên có chế độ ăn cân bằng, đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng.


BS. Phan Văn Hiếu
Phó Khoa Phụ khoa, BV Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới
Ý kiến của bạn