Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh rối loạn hoảng sợ

31-10-2024 07:32 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Rối loạn hoảng sợ là bệnh thuộc nhóm rối loạn lo âu, đặc trưng bởi các cơn hoảng sợ kịch phát, xuất hiện đột ngột và mạnh mẽ. Tình trạng này diễn ra với tần suất và mức độ tăng dần làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của mỗi người.

1. Đông y có chữa được bệnh rối loạn hoảng sợ?

Phương pháp thông thường trong y học hiện đại là sử dụng thuốc chống loạn thần nhằm giúp ổn định lượng serotonin ở trong não. Tuy nhiên, người bệnh có thể sử dụng các phương pháp hỗ trợ điều trị bằng đông y, y học dân tộc. Các bài thuốc đông y với tác dụng dưỡng tâm, an thần, bổ tỳ kiện vị nên sẽ giảm sự lo lắng thái quá, cải thiện sức khỏe tổng thể và sức khỏe thể chất.

Tuy nhiên, điều trị bằng đông y cũng có một số hạn chế như phụ thuộc vào cơ địa, hiệu quả chậm. Nếu sau khi sử dụng phương pháp này mà không có cải thiện thì bệnh nhân nên thay đổi phương pháp điều trị để không cản trở quá trình điều trị. Trong trường hợp có phản ứng, cần kết hợp liệu pháp tâm lý và lối sống lành mạnh để có thể tác động toàn diện đến sức khỏe tâm thần.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh rối loạn hoảng sợ- Ảnh 1.

Rối loạn hoảng sợ là bệnh thuộc nhóm rối loạn lo âu, đặc trưng bởi các cơn hoảng sợ kịch phát, xuất hiện đột ngột và mạnh mẽ.

Người bệnh lưu ý những điều sau trước khi sử dụng phương pháp này:

  • Điều trị rối loạn hoảng sợ bằng đông y phù hợp với những người cơ địa kém đáp ứng với y học hiện đại hoặc những người không dùng được thuốc tây y.
  • Người bệnh phải được tư vấn bởi các bác sĩ, lựa chọn bệnh viện uy tín, tin cậy. Không sử dụng bừa bãi các loại thuốc đông y điều trị rối loạn hoảng sợ.
  • Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn sử dụng phương pháp điều trị này thay thế. Không tự ý kết hợp đông tây y.
  • Các loại thuốc tương tác với nhau và có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Ngoài ra, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu sử dụng thuốc bổ thần kinh khi đang sử dụng thuốc đông y.
  • Cần có người thân, người chăm sóc để phòng tránh trong những trường hợp người bệnh có ý nghĩ hoặc hành vi tự hủy hoại / tự tử để xử trí kịp thời.
  • Cần trao đổi với thầy thuốc cụ thể về vấn đề bạn gặp phải để giải quyết các vấn đề liên quan đến ngoại cảnh.
  • Các biện pháp xoa bóp, bấm huyệt hay châm cứu trong đông y cũng có rất nhiều tác dụng trong điều trị, cho nên hãy cân nhắc sử dụng thêm các phương pháp này.

2. Cách sơ cứu bệnh rối loạn hoảng sợ

Rối loạn hoảng sợ là bệnh thuộc nhóm rối loạn lo âu, đặc trưng bởi các cơn hoảng sợ kịch phát, xuất hiện đột ngột và mạnh mẽ. Bởi vậy, khi bệnh nhân xuất hiện cơn hoảng sợ kịch cần làm các bước sau.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh rối loạn hoảng sợ- Ảnh 2.

Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu sử dụng thuốc.


  • Ngồi tại chỗ cho đến khi cơn hoảng sợ kịch phát qua đi.
  • Tập trung vào việc chế ngự lo âu song không cần quan tâm đến các triệu chứng về cơ thể.
  • Tiến hành thở chậm, thư giãn, không thở quá sâu hay quá nhanh (tăng thông khí) vì có thể gây ra các triệu chứng cơ thể của cơn hoảng sợ kịch phát. Việc kiểm soát nhịp thở làm giảm các triệu chứng cơ thể này.
  • Tự nhủ rằng đó là một cơn hoảng sợ kịch phát, các cảm giác và ý nghĩ sợ hãi sẽ mau chóng qua đi.
  • Chú ý vào thời gian đang trôi qua trên đồng hồ. Cảm giác của bệnh nhân có thể là lâu, nhưng thực ra chỉ kéo dài trong vài phút.
  • Xác định những nỗi lo đó bị khuếch đại và xuất hiện trong cơn hoảng sợ kịch phát (ví dụ bệnh nhân cho rằng mình bị nhồi máu cơ tim).
  • Thảo luận cách đương đầu với nỗi lo trong cơn hoảng sợ kịch phát đó (ví dụ bệnh nhân tự nhủ tôi không bị nhồi máu cơ tim, đó chỉ là một cơ hoảng sợ kịch phát và sẽ qua đi trong vài phút).
  • Các nhóm tự giúp đỡ lẫn nhau có thể giúp bệnh nhân chế ngự được cơn hoảng sợ kịch phát và vượt qua được cơn sợ hãi của mình.

3. Chăm sóc người bệnh rối loạn hoảng sợ

Cân nhắc điều chỉnh chế độ ăn để giảm lo âu

Những bữa ăn cân bằng, giàu vitamin và dưỡng chất đóng vai trò rất quan trọng. Cố gắng ăn thực phẩm tự nhiên không chế biến như thịt nạc và protein, carbohydrates phức hợp như hoa quả, rau và ngũ cốc nguyên hạt, sữa không béo hoặc ít béo.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh rối loạn hoảng sợ- Ảnh 3.

Những bữa ăn cân bằng, giàu vitamin và dưỡng chất đóng vai trò rất quan trọngNhững bữa ăn cân bằng, giàu vitamin và dưỡng chất đóng vai trò rất quan trọng.

Ăn carbohydrates phức hợp như ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả và rau. Các thức ăn này khi được tiêu hóa sẽ kích thích cơ thể tiết ra serotonin, một hóa chất có tác dụng giảm stress.

Ngoài ra, bạn cần bổ sung các thức ăn giàu vitamin C như hoa quả họ cam quýt và thức ăn giàu magiê như rau xanh và đậu nành. Vitamin C được cho rằng giúp giảm mức cortisol, một hormone gây stress. Bổ sung nước cho cơ thể với 8 ly nước (ly 240 ml) hoặc nhiều hơn mỗi ngày.

Tâm sự với người thân, bạn bè

Chỉ cần nói chuyện với ai đó về những lo âu hoặc vướng mắc trong lòng, chúng ta cũng có thể cảm thấy nhẹ lòng. Những ý nghĩ âu lo luẩn quẩn trong đầu khiến chúng ta tin đó là thật. Tâm sự với bạn thân hoặc một người có thể cho bạn lời khuyên sẽ là điều hữu ích giúp bạn thoát khỏi các suy nghĩ lo âu thiếu thực tế. Khi nói ra thành lời, bạn có thể thấy những lo lắng của mình có vẻ không thực tế hoặc ngớ ngẩn, hoặc người bên ngoài có thể giúp người bệnh thấy được rằng những lo lắng đó không có cơ sở.

Ngoài ra, việc tự chăm sóc và tự điều trị tại nhà đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình xử lý rối loạn hoảng sợ. Điều quan trọng cần nhớ là những người mắc vấn đề tâm lý thường có nghị lực yếu và tổn thương tâm lý. Vì vậy nếu không có sự thay đổi trong quá trình tự điều trị thì tình trạng bệnh có thể tái phát dễ dàng, các cách vượt qua rối loạn hoảng sợ đều khó đạt hiệu quả cao.

  • Gia đình, người thân là nguồn hỗ trợ vững chắc mà người bệnh có thể dựa vào để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng.
  • Nhìn nhận tích cực hơn: Cố gắng nhìn nhận vấn đề một cách tích cực, từng bước vượt qua những cảm xúc khó khăn của bản thân.
  • Chia sẻ cảm xúc: Không ngần ngại chia sẻ cảm xúc và lo lắng với người thân hoặc bạn bè để tìm kiếm sự giúp đỡ, hỗ trợ tinh thần.
  • Tránh sử dụng chất kích thích: Tránh sử dụng bia, rượu, thuốc lá hoặc các chất kích thích vì chúng có thể làm trầm trọng hơn tình trạng hoảng loạn.

4. Rối loạn hoảng sợ có điều trị khỏi được không?

Điều trị rối loạn hoảng sợ là điều cần thiết, nó giúp người bệnh hạn chế được diễn tiến của bệnh, giúp bệnh nhân ổn định tâm thần, cân bằng lại cuộc sống. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc để điều trị các cơn hoảng sợ.

Điều trị bằng thuốc không giúp bệnh nhân hết cơn hoảng sợ ngay lập tức, thông thường phải mất từ 4-12 tuần bệnh nhân mới cắt cơn hoàn toàn. Nhìn chung đa phần người bệnh phải sử dụng thuốc trong thời gian dài từ 6 tháng và giảm liều lượng xuống một nửa trong vòng 30 tháng. Đôi khi có những bệnh nhân được chỉ định phải sử dụng thuốc trong suốt cuộc đời.

Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc: Thuốc chống trầm cảm 3 vòng; Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin; Các benzodiazepin; Các thuốc khác: Venlafaxin phối hợp giữa ức chế serotonin-noradrenalin, có thể cắt được cơn tấn công hoảng sợ kịch phát ngay ở liều thuốc thấp 50-75mg/ngày. Thuốc venlafaxin có hiệu quả trên cả những trường hợp các thuốc SSRI cho kết quả kém. Ngoài ra, bệnh nhân được điều trị điều trị bằng liệu pháp tâm lý.

5. Chi phí khám chữa bệnh rối loạn hoảng sợ

Mức chi phí được bảo hiểm y tế hỗ trợ sẽ tùy theo những trường hợp bệnh và chính sách của bảo hiểm trong thời điểm người bệnh điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý thăm khám và chẩn đoán kịp thời bệnh để hạn chế biến chứng xuất hiện dẫn tới khó khăn về chi phí trong điều trị bệnh. Nếu người bệnh có bảo hiểm y tế, chi phí điều trị sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ.

Điều trị hội chứng hoảng sợ khi ngủĐiều trị hội chứng hoảng sợ khi ngủ

SKĐS - Chứng hoảng sợ khi ngủ (hoảng sợ ban đêm) có thể gây khó thở, tim đập nhanh… làm giảm hiệu quả học tập và làm việc vào ban ngày. Do đó, việc điều trị sớm, đúng cách là rất quan trọng.

Nối đuôi bão Trà Mi, bão Kong-rey mạnh cấp 12-13 đang hướng về phía Đài Loan | SKĐS


BSCKII. Nguyễn Cảnh Hùng
Ý kiến của bạn