Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh liệt cơ mở thanh quản

29-04-2025 10:11 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Liệt cơ mở thanh quản có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm tổn thương thần kinh, bệnh lý cơ hoặc biến chứng sau phẫu thuật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giọng nói và hô hấp của người bệnh.

1. Đông y có chữa được bệnh liệt cơ mở thanh quản không?

Việc điều trị liệt cơ mở thanh quản đòi hỏi một phương pháp tiếp cận đa dạng, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Phương pháp y học cổ truyền, như châm cứu và thảo dược, cũng có thể hỗ trợ trong việc giảm các triệu chứng, cải thiện lưu thông máu đến khu vực bị ảnh hưởng.

2. Các phương pháp điều trị bệnh liệt cơ mở thanh quản

Việc điều trị liệt cơ mở thanh quản phụ thuộc vào từng bệnh nhân, mức độ bệnh, nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định phù hợp, mục đích là khôi phục lại sự thông thoáng của đường thở.

  • Điều trị nội khoa

Nếu liệt dây thanh một bên việc điều trị bằng phương pháp luyện giọng được sử dụng trên những bệnh nhân bị liệt một bên; luyện giọng được tiến hành và theo dõi bởi các chuyên viên huấn luyện. Quá trình luyện giọng kéo dài từ 6 đến 8 tuần với mỗi giáo trình kéo dài từ 30 đến 40 phút.

Nếu liệt dây thanh hai thì việc điều trị nội khoa chỉ mang tính chất hỗ trợ bệnh nhân, nếu có suy giáp kèm theo sẽ được điều trị thuốc giáp trạng tổng hợp trước và sau phẫu thuật. Sau phẫu thuật bệnh nhân được dùng kháng sinh; corticoid và khí dung bằng corticoid hỗ trợ để quá trình phục hồi được nhanh hơn.

  • Điều trị ngoại khoa

Nếu tìm được nguyên nhân như khối u vùng cổ hoặc trung thất… cần phải phẫu thuật lấy bỏ u và theo dõi sự phục hồi của dây thanh.

Trong trường hợp không tìm được nguyên nhân thì có các phương pháp điều trị ngoại khoa như sau: Liệt dây thanh một bên: Dùng kỹ thuật tiêm vào dây thanh các chất liệu khác nhau: Có thể điều trị tạm thời bằng cách tiêm hỗn dịch gelfoam. Phương pháp này được áp dụng khi sự phục hồi của thần kinh còn chưa biết rõ. Thời gian duy trì được từ 4 đến 12 tuần dựa vào số lượng gelfoam tiêm vào và chất lượng của nó.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh liệt cơ mở thanh quản- Ảnh 1.

Chẩn đoán liệt cơ mở thanh quản yêu cầu sử dụng các phương pháp hiện đại, chính xác để xác định tình trạng bệnh.

Có thể điều trị vĩnh viễn bằng phương pháp tiêm Teflon, tuy nhiên Telflon là chất không hấp thu và có thể tạo u hạt viêm cao. Hoặc chất liệu tiêm vào là mỡ tự thân. Đối với bơm mỡ tự thân cần phải có điều kiện là dây thanh liệt ở đường giữa hoặc cạnh đường giữa và tình trạng giảm sản của dây thanh phải là mức độ nhẹ. Liệt dây thanh hai bên: Mở khí quản: được tiến hành khi bệnh nhân khó thở.

Có 2 kỹ thuật phẫu thuật liệt cơ mở thanh quản phổ biến nhất là: mổ qua đường nội thanh quản và qua đường ngoại thanh quản.

Phẫu thuật qua đường nội thanh quản gồm các kỹ thuật sau: Cố định dây thanh; Cắt bỏ dây thanh bằng laser; Cắt sụn phễu; Cắt vùng bán phần sau dây thanh…

Phẫu thuật qua đường ngoại thanh quản. Có thể kể đến các kỹ thuật sau:

Phẫu thuật Woodman;

Phẫu thuật Kelly;

Phẫu thuật King;

Phẫu thuật Reithi;

Các kỹ thuật nối dây thần kinh hồi quy với dây thần kinh hoành, thần kinh hạ thiệt, thần kinh phế vị, kỹ thuật Tucker...;

Ngoài ra, thực hiện phẫu thuật cấy ghép thiết bị vào trong khung thanh quản. Thiết bị thường được làm từ vật liệu silicone, có tác dụng giữ cố định dây thanh quản bị liệt và giữ cho 2 dây thanh khép kín lại.

3. Bệnh liệt cơ mở thanh quản có chữa khỏi được không?

Đa số liệt cơ mở thanh quản có thể điều trị và phục hồi. Hiện ngoài dùng thuốc, phẫu thuật thì điều trị liệt cơ mở thanh quản có thể áp dụng Y học cổ truyền không dùng thuốc, với ưu điểm là không can thiệp sâu, hạn chế gây tổn thương, an toàn và gần như không có tác dụng phụ, tuy nhiên cần kiên trì để thực hiện trong thời gian dài.

4. Những chú ý quan trọng đối với bệnh liệt cơ mở thanh quản

Liệt cơ mở thanh quản có thể gặp ở các đối tượng sau:

  • Bệnh nhân có tổn thương cấp tính do virus hoặc bị các chấn thương hay dị dạng bẩm sinh ở vùng hành não;
  • Bệnh nhân bị nhiễm độc;
  • Đối tượng có nguy cơ cao nhất là nhóm đối tượng phẫu thuật ở vùng cổ hoặc có các u vùng cổ;

Sau khi được chữa trị dây thanh quản bằng phương pháp xoa bóp và bấm huyệt, bệnh nhân phải kết hợp dưỡng sinh để tăng cường hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị.

Bạn có thể áp dụng những bài tập dưỡng sinh như tập hít thở, súc miệng hoặc các bài tập yoga để mang lại những tác dụng sau:

  • Cải thiện hệ thống miễn dịch, làm nóng cơ thể và ngăn chặn các tác nhân gây bệnh.
  • Lưu thông và điều hòa khí huyết toàn thân, giúp cơ thể thư giãn, tăng cường trao đổi chất, nâng cao sức đề kháng.
  • Bồi bổ và cải thiện các chức năng từ bên trong, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Những cách thức thực hiện phương pháp dưỡng sinh tại nhà:

Tập luyện các động tác Yoga mỗi ngày khoảng 10 phút với những động tác kê mông và giơ chân giúp rèn luyện hơi thở để tiếng nói được to, rõ.

Thực hiện động tác tróc lưỡi mỗi ngày, bằng cách đưa lưỡi lên vòm họng và tróc lưỡi khoảng 10 - 20 lần, nếu như nước bọt trào ra thì nuốt thật mạnh để tăng cường tiêu hóa và làm thông tai.

Động tác súc miệng kết hợp với đảo mắt qua lại và đánh răng giúp đưa không khí vào phổi, giúp hai dây thanh trở về tư thế hoạt động như bình thường.

5. Chi phí khám chữa bệnh

Chẩn đoán liệt cơ mở thanh quản yêu cầu sử dụng các phương pháp hiện đại, chính xác để xác định tình trạng của dây thần kinh và cơ mở thanh quản. Một trong những phương pháp chẩn đoán quan trọng là nội soi thanh quản. Bằng cách sử dụng một ống nội soi nhỏ, bác sĩ có thể quan sát trực tiếp các hoạt động của thanh quản và xác định xem có dấu hiệu liệt cơ hay không. Nội soi thanh quản cho phép phát hiện các bất thường về cấu trúc và chức năng của cơ mở thanh quản.

Ngoài ra, các phương pháp hình ảnh học như chụp CT hoặc MRI có thể được sử dụng để đánh giá tình trạng của dây thần kinh và xác định nguyên nhân gây tổn thương, chẳng hạn như khối u hoặc chấn thương, đồng thời chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác.

Điên cơ–EMG cũng là một phương pháp hữu ích trong việc đánh giá hoạt động điện của các cơ mở thanh quản và xác định mức độ tổn thương thần kinh. Chính vì vậy, mỗi bệnh nhân có chỉ định thăm khám, điều trị khác nhau nên mức chi phí cũng khác nhau. Ví dụ chi phí nội soi thanh quản dao động từ 200.000 VNĐ – 300.000 VNĐ cho giai đoạn chẩn đoán và từ 3.000.000– 20.000.000 VNĐ cho giai đoạn điều trị hoặc phẫu thuật. Chụp CT thanh quản có chi phí từ 900.000- 1.000.000 VNĐ.

Liệt cơ mở thanh quản: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnhLiệt cơ mở thanh quản: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

SKĐS - Liệt cơ mở thanh quản là bệnh lý do tổn thương thần kinh hồi quy nhánh chi phối cho cơ mở thanh quản là cơ nhẫn phễu sau. Tổn thương có thể là một bên hoặc cả hai bên thần kinh chi phối do nhiều nguyên nhân khác nhau.


BS. Nguyễn Văn Sơn
Ý kiến của bạn