1. Đông y có chữa được bệnh leukemia kinh dòng bạch cầu hạt không?
Leukemia kinh dòng bạch cầu hạt là một bệnh ác tính hệ tạo máu thuộc nhóm hội chứng tăng sinh tủy mạn ác tính, đặc trưng bởi sự tăng sinh các tế bào dòng bạch cầu hạt có biệt hóa trưởng thành, hậu quả là số lượng bạch cầu tăng cao ở máu ngoại vi với đủ các tuổi của dòng bạch cầu hạt. Vì vậy, đông y không chữa được
Leukemia kinh dòng bạch cầu hạt (CML) (tăng sinh bạch cầu hạt hoặc bệnh máu ác tính)
2. Các phương pháp điều trị bệnh leukemia kinh dòng bạch cầu hạt
Tùy từng cá nhân, từng giai đoạn và mức độ của bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định phù hợp.
Mục tiêu điều trị là đạt tới các mức độ đáp ứng ngày càng cao. Các đáp ứng bao gồm đáp ứng huyết học, đáp ứng tế bào di truyền và đáp ứng mức độ phân tử.
Điều trị nhắm trúng đích bằng thuốc ức chế hoạt tính tyrosin kinase:
- Lựa chọn điều trị thứ nhất là các thuốc ức chế hoạt tính tyrosin kinase thế hệ 1 và 2, cụ thể là: Thuốc ức chế hoạt tính tyrosin kinase thế hệ 1: imatinib; Thuốc ức chế hoạt tính tyrosin kinase thế hệ 2: nilotinib và dasatinib.
Cần theo dõi đáp ứng điều trị bằng xét nghiệm: Tủy đồ và xét nghiệm nhiễm sắc thể Philadelphia sau mỗi 3 tháng kể từ lúc bắt đầu điều trị; Định lượng gen bcr-abl bằng kỹ thuật PCR từ lúc chẩn đoán và mỗi 3 tháng trong quá trình điều trị để đánh giá mức độ lui bệnh ở cấp độ phân tử; Phát hiện đột biến gen bcr-abl kháng thuốc khi người bệnh không đáp ứng với điều trị bằng kỹ thuật giải trình tự gen.
- Các thuốc điều trị khác: Hydroxyurea; Interferon
Ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài với người cho phù hợp HLA là biện pháp hiện nay cho phép điều trị đạt lui bệnh lâu dài hoặc khỏi bệnh. Phương pháp này được chỉ định khi điều trị nhắm đích không đáp ứng do kháng thuốc TKI hoặc cân nhắc cho những bệnh nhân trẻ tuổi. Tuy nhiên, cần chọn được người hiến tế bào gốc trong gia đình phù hợp về HLA. Vì vậy chỉ có khoảng 20 – 25% người bệnh có đủ khả năng để điều trị bằng phương pháp này.
Điều trị hỗ trợ
Một số phương pháp điều trị hỗ trợ có thể được chỉ định là:
- Truyền máu trong những trường hợp thiếu máu rõ ( Hb <70g/l), hạn chế truyền ở những người bệnh có số lượng bạch cầu trên 100G/L để tránh nguy cơ tắc mạch.
- Bổ sung dịch.
- Sử dụng lợi niệu cưỡng bức khi điều trị hóa chất
Phòng ngừa và điều trị các biến chứng do tăng độ quánh máy (hóa chất, gạn bạch cầu).
Điều trị leukemia kinh dòng bạch cầu hạt chuyển cấp giống như điều trị leukemia kinh cấp (đa hóa trị liệu, ghép TBG tạo máu) kết hợp với điều trị nhắm đích với imatinib liều cao (800 mg/ng) hoặc các thuốc thế hệ 2.

Leukemia kinh dòng bạch cầu là một bệnh ác tính hệ tạo máu thuộc nhóm hội chứng tăng sinh tủy mạn ác tính.
Trước đây, giai đoạn mạn tính của leukemia tủy mạn thường kéo dài 3-5 năm, rồi chuyển thành leukemia cấp. Hiện nay, với việc điều trị nhắm đích bằng các thuốc ức chế hoạt tính tyrosin kinase và ứng dụng ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài, tiên lượng người bệnh leukemia tủy mạn được cải thiện mạnh mẽ.
Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống sót đã tiến gần đến tỷ lệ sống sót của dân số nói chung. Nhiều bệnh nhân tử vong vì các nguyên nhân không liên quan đến bệnh hơn là do bệnh leukemia.
3. Bệnh leukemia kinh dòng bạch cầu hạt có chữa khỏi được không?
Trước kia, giai đoạn mạn tính của leukemia kinh dòng bạch cầu hạt thường kéo dài 3-5 năm. Sau đó người bệnh chuyển sang giai đoạn tăng tốc và nhanh chóng chuyển thành leukemia cấp. Tiên lượng người bệnh chuyển cấp rất xấu, thời gian sống thêm thường không quá 1 năm. Trong giai đoạn mạn tính, người bệnh cũng có thể tử vong nếu có biến chứng tắc mạch nặng.
Ngày nay, việc sử dụng phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại và điều trị nhắm đích bằng các thuốc ức chế hoạt tính tyrosin kinase, tiên lượng người bệnh leukemia kinh dòng bạch cầu hạt được cải thiện mạnh mẽ. Người bệnh có thể sống thêm 10 năm hoặc lâu hơn nữa, với khả năng điều trị khỏi bệnh bằng ghép tế bào gốc tạo máu.
4. Những chú ý quan trọng đối với bệnh leukemia kinh dòng bạch cầu hạt
Hiện các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân dẫn đến bệnh leukemia dòng bạch cầu hạt dù các nghiên cứu đã cho thấy bệnh phát triển như thế nào từ những thay đổi di truyền trong các tế bào tủy xương. Tuy nhiên, các yếu tố sau đây được cho là có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh:
- Tuổi tác: Bệnh gặp nhiều hơn ở tuổi trung niên và người cao tuổi.
- Giới tính: Nam giới có tỷ lệ mắc nhiều hơn nữ giới.
- Tiếp xúc với bức xạ: Rất nhiều người sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử năm 1945 ở Nhật Bản đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu mạn tính. Ngoài ra, những người đã được điều trị xạ trị trước đó cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.
Bệnh có nguy cơ tái phát nhưng không có nguy cơ di truyền. Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường chỉ chiếm một phần nhỏ trong nguyên nhân dẫn đến bệnh. Yếu tố gia đình hay di truyền không đóng vai trò trong sự phát triển bệnh.
Ngoài ra, dù các yếu tố nguy cơ thường ảnh hưởng đến sự phát triển của ung thư nhưng hầu hết không trực tiếp gây ra ung thư. Một số người có yếu tố nguy cơ nhưng lại không mắc bệnh trong khi những người khác không có yếu tố nguy cơ lại mắc ung thư. Tuy nhiên, nếu biết các yếu tố nguy cơ, bác sĩ có thể giúp đưa ra các lời khuyên về lối sống và cách chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
5. Chi phí khám chữa bệnh
Để chẩn đoán xác định leukemia kinh dòng bạch cầu hạt, người bệnh cần làm xét nghiệm máu. Nếu nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh sẽ được chỉ định làm thêm xét nghiệm tủy đồ và/hoặc sinh thiết tủy xương. Với bệnh này, việc phân tích mẫu máu hoặc tủy xương để tìm nhiễm sắc thể Philadelphia hoặc đột biến gen bcr-abl là rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần làm thêm các xét nghiệm di truyền, miễn dịch, chẩn đoán hình ảnh và các xét nghiệm khác để phân loại thể bệnh, giai đoạn bệnh, phân nhóm nguy cơ, theo dõi điều trị.
Việc điều trị cũng như thăm khám ở mỗi bệnh nhân khác nhau thì chi phí cũng khác nhau, tuy nhiên, việc điều trị leukemia kinh dòng bạch cầu hạt khá tốn kém và mất nhiều thời gian. Hiện nay, chi phí điều trị ung thư máu thường dao động từ 200.000.000 – 300.000.000 đồng cho một ca ghép tự thân và hơn 600.000.000 đồng với những trường hợp ghép tế bào gốc đồng loại. Theo Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết, tổng chi phí ca ghép là 500.000.000 – 600.000.000 đồng, được BHYT hỗ trợ.