1. Đông y có chữa được bệnh lao da và mô dưới da không?
Cũng giống như những bệnh lao phổi, lao màng não, lao ruột,... bệnh lao mô mềm là do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây nên. Lao mô mềm bao gồm cơ, gân liên kết, tổn thương da…
Trực khuẩn lao đi vào cơ thể bằng những con đường khác nhau và gây bệnh ở các cơ quan trong cơ thể, sau đó mới di chuyển đến mô mềm chứ rất hiếm khi xâm nhập và gây bệnh lao mô mềm trực tiếp từ bên ngoài. Vì vậy, lao mô mềm thường là biến thể từ những bệnh lao khác, điển hình là lao phổi, lao hạch,... Điều này được thể hiện ở tỷ lệ như sau: qua số liệu thu thập được, người ta phát hiện ra rằng những bệnh nhân mắc lao da và mô dưới da thì có từ 3 - 40% bị lao hạch, tương tự có 25 - 30% số người lao da bị mắc lao phổi, lao sinh dục cũng có nhưng hiếm gặp hơn. Chính vì vậy, đông y không chưa được lao da và mô dưới da.
2. Các phương pháp điều trị bệnh lao da và mô dưới da
Hiện bệnh lao da đang có chiều hướng giảm nhẹ do chất lượng cuộc sống được nâng cao, công tác vệ sinh được chú trọng, cũng như việc ra đời vaccine BCG.
Thông thường, lao da và mô dưới da là dạng phát triển từ trực khuẩn được di chuyển từ các cơ quan nội tạng đến da, rất hiếm xâm nhập trực tiếp từ bên ngoài. Nói cách khác, lao da và mô dưới da nguyên phát là rất hiếm, thường là biến thể từ nhiều loại lao khác, như lao phổi, lao hạch... Một số con đường lây truyền của vi khuẩn lao đến da như đường máu, đường lympho.
Chính vì vậy, nguyên tắc điều trị bệnh lao cũng như các bệnh lao khác, cần nâng cao thể trạng, điều trị đúng phác đồ quy định. Tất cả các bệnh nhân đã được xác định mắc bệnh lao da cần được khám và phát hiện các thể lao khác. Cụ thể, điều trị bệnh lao da phải có tính toàn diện và kéo dài, không chỉ xử trí các tổn thương ở da.
Các thuốc kháng lao được khuyến cáo trong điều trị bệnh lao da tương tự với điều trị lao phổi. Các thuốc kháng lao có nhiều tác dụng phụ nên người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn và tái khám của các bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc.
Các phương pháp khác như cắt lọc thương tổn nhỏ trên da, phẫu thuật tạo hình ở những trường hợp sẹo xấu cũng có thể được áp dụng.
Ngoài việc tuân thủ điều trị các thuốc kháng lao, người bệnh cần chú ý cải thiện sức khỏe toàn thân, bổ sung dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch để tăng hiệu quả điều trị.

Lao da và mô dưới da do trực khuẩn lao có tên khoa học là Mycobacterium tuberculosis gây nên.
Bệnh nhân bị nhiễm lao tiềm ẩn nhưng không có bệnh tiến triển cũng có thể được điều trị bằng thuốc chống lao để điều trị và ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Đôi khi được khuyến cáo phẫu thuật cắt bỏ lao khu trú ở da áo.
3. Bệnh lao da và mô dưới da có chữa khỏi được không?
Người mắc lao cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị với sự phối hợp nhiều loại thuốc kháng lao phù hợp. VIệc điều trị bệnh lao da và mô dưới da sẽ đạt hiệu quả cao. Theo hướng dẫn tiêu chuẩn của Bộ Y tế, liệu trình điều trị thường kéo dài sáu tháng và bao gồm sự kết hợp của các thuốc như isoniazid, rifampicin, pyrazinamide, và ethambutol, trong khoảng thời gian vài tháng và đôi khi dài vài năm.
Nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng nào được mô tả như trên trong bệnh lý lao da hoặc bạn có cơ địa suy giảm miễn dịch và xuất hiện các sang thương trên da. Hãy đến khám và nhận được sự điều trị từ các bác sĩ chuyên khoa để giảm thiểu nguy cơ dẫn đến biến chứng của bệnh.
4. Những chú ý quan trọng đối với bệnh lao da và mô dưới da
Những người có nguy cơ cao bao gồm:
- Người có hệ miễn dịch suy yếu (HIV/AIDS, đái tháo đường).
- Trẻ em dưới 4 tuổi hoặc người lớn trên 65 tuổi.
- Người tiếp xúc gần với bệnh nhân lao hoặc sống trong môi trường có tỷ lệ mắc bệnh cao.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải lao da
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lao da bao gồm:
- Suy giảm miễn dịch: Những người có hệ miễn dịch yếu, chẳng hạn như do HIV/AIDS, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc điều trị ung thư, có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Mắc các bệnh lý mạn tính: Những người mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường hoặc bệnh lý khác khiến cơ thể suy yếu dễ bị nhiễm lao da hơn.
- Nghiện chất kích thích: Sử dụng rượu, ma túy hoặc thuốc lá làm suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
- Tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây: Những người làm việc hoặc sống trong môi trường có nguy cơ phơi nhiễm cao, chẳng hạn như nhân viên y tế hoặc người chăm sóc bệnh nhân lao, dễ bị nhiễm bệnh hơn.
Nếu không được điều trị, lao da có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng:
- Sẹo biến dạng: Các vết sẹo sau khi lành thường gây mất thẩm mỹ và có thể ảnh hưởng tâm lý.
- Nguy cơ ung thư da: Lupus Vulgaris có thể dẫn đến ung thư biểu mô tế bào vảy sau 20 - 30 năm nếu không điều trị.
- Lan sang các cơ quan khác: Vi khuẩn lao có thể lây lan qua máu, gây viêm hạch bạch huyết, tổn thương nội tạng.
- Vô sinh: Trường hợp vi khuẩn lây sang bộ phận sinh dục có thể gây tổn thương buồng trứng hoặc nội mạc tử cung, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
5. Chi phí khám chữa bệnh
Chẩn đoán lao da thường được thực hiện bằng cách xác định đặc điểm mô bệnh học đặc trưng khi sinh thiết da. Các nốt lao điển hình là u hạt biểu mô có chứa trực khuẩn ưa axit. Chúng được phát hiện bằng cách nhuộm mô, nuôi cấy và phản ứng chuỗi polymerase (PCR).
Các xét nghiệm khác có thể cần thiết và bao gồm: kiểm tra lao trên da (thử nghiệm Mantoux hoặc PPD), xét nghiệm máu giải phóng gamma Interferon, cấy đờm, chụp X-quang ngực và các xét nghiệm X-quang khác để tìm nhiễm trùng ngoài phổi, xét nghiệm giải phóng gamma Interferon (IGRA), phản ứng thử nghiệm Mantoux…
Việc điều trị lao da và mô dưới da tùy thuộc vào từng bệnh nhân nên chi phí cũng khác nhau. Chi phí xét nghiệm sinh thiết da dao động dao động từ 300.000 - 1.000.000 VNĐ, chi phí xét nghiệm bệnh lao có thể dao động từ 80.000 đến 400.000 đồng mỗi lần xét nghiệm.