Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh do nocardia

10-04-2025 05:21 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Bệnh nocardia tuy là một bệnh truyền nhiễm, có thể gây bệnh ở da, phổi, tim, não. Các thương tổn có thể khu trú bất kỳ nơi nào trên cơ thể nhưng thường ở chi dưới, đôi khi chạy dọc theo đường bạch huyết.

1. Đông y có chữa được bệnh do nocardia không?

Nocardiosis là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn nocardia sống trong đất. Nếu hít phải, vi khuẩn có thể gây viêm phổi, dẫn đến nhiễm trùng máu và lan rộng nhiễm trùng đến các cơ quan trong cơ thể. Tình trạng này gọi là bệnh do nocardia lan tỏa (disseminated nocardiosis). Những người bị suy giảm miễn dịch như đang bị ung thư, dùng thuốc steroids hay thuốc ức chế miễn dịch sẽ có nguy cơ bệnh lan tỏa khắp cơ quan.

Nocardia cũng có thể gây nhiễm trên da thông qua đường vào là các vết cắt, các vết thương hở hoặc cào xước xảy ra trong quá trình làm việc trong vườn hoặc ngoài nhà. Nhiễm trùng da có thể khác biệt với các thể khác, gọi là thể da niêm (cutaneous nocardiosis). Phơi nhiễm do bệnh nghề nghiệp với đất, công trường, nơi phong cảnh, nông trang, gia tăng nguy cơ nhiễm thể bệnh ở da. Đông y không chữa được bệnh do nocardia.

2. Các phương pháp điều trị bệnh do nocardia

Dùng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài là cách điều trị do nocardia tốt nhất hiện nay. Điều trị nhiễm nocardia bao gồm:

  • Sử dụng kháng sinh: Thuốc như trimethoprim-sulfamethoxazole (TMP-SMX) là thuốc điều trị chính cho nhiễm nocardia. Liều lượng và thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và phản ứng của bệnh nhân.
  • Nếu nhiễm nocardia ảnh hưởng đến phổi: cần dùng thuốc kháng sinh trong 6 đến 12 tháng. Nếu nhiễm nocardia ảnh hưởng đến não: cần dùng thuốc kháng sinh trong 12 tháng. Nếu nhiễm nocardia ảnh hưởng đến da hoặc mô mềm: cần dùng thuốc kháng sinh trong 2 đến 4 tháng.

Chú ý: Tác dụng không mong muốn của thuốc kháng sinh khi sử dụng lâu dài, cần tư vấn người bệnh tuân thủ điều trị, tái khám để đánh giá đáp ứng điều trị và phòng tránh tái phát.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh do nocardia- Ảnh 1.

Nocardiosis là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn Nocardia sống trong đất.

  • Điều trị triệu chứng: Điều trị các triệu chứng như sốt, đau và khó thở để cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
  • Theo dõi và điều trị biến chứng: Đối với nhiễm khuẩn nghiêm trọng hoặc tái phát, cần theo dõi và điều trị bổ sung để đảm bảo sự hồi phục toàn diện.

3. Bệnh do nocardia có chữa khỏi được không?

Bệnh do nocardia tuy là một bệnh truyền nhiễm nhưng chưa có tài liệu nào nhắc nocardia gây ra những vụ dịch. Nhưng tại các địa phương, nếu xuất hiện bệnh nocardia cũng nên báo cáo cho các nhà quản lý biết bệnh xuất hiện ở đâu để có biện pháp phòng chống hữu hiệu.

Nhiễm nocardia là một bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng nhưng có thể điều trị hiệu quả nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.

4. Những chú ý quan trọng đối với bệnh do nocardia

Những người có nguy cơ cao mắc nhiễm nocardia bao gồm:

  • Người có hệ miễn dịch suy yếu: Bao gồm những người mắc bệnh HIV, bệnh ung thư, hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
  • Người có bệnh nền nghiêm trọng: Như bệnh tiểu đường không kiểm soát, bệnh phổi mạn tính, hoặc các bệnh lý hệ thống khác.
  • Người tiếp xúc với đất và phân: Những người làm việc trong môi trường nông nghiệp hoặc có tiếp xúc trực tiếp với đất.
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp hạn chế diễn tiến nhiễm nocardia:
  • Tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc hoặc mua thuốc không có trong đơn thuốc của bác sĩ.
  • Lắng nghe và làm theo mọi hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhiễm trùng có thể tái phát nếu điều trị không đủ thời gian.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi có những bất thường xuất hiện trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi diễn tiến của bệnh và tình trạng sức khỏe.
  • Vệ sinh cá nhân, môi trường sạch sẽ và thường xuyên.
  • Thể dục thể thao nâng cao sức khỏe.
  • Chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng, thức ăn được nấu chín, nước uống đun sôi để nguội.

5. Chi phí khám chữa bệnh

Để chẩn đoán nhiễm Nocardia, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm và phương pháp sau:

  • Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm: Phân tích mẫu phổi, da, hoặc dịch não tủy để xác định sự hiện diện của vi khuẩn nocardia. 
  • Chụp X-quang và CT scan: Để phát hiện tổn thương ở phổi hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
  • Sinh thiết: Lấy mẫu mô từ tổn thương trên da hoặc các bộ phận khác để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn.

Việc điều trị nhiễm nocardia là dùng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài. Tùy theo nhiễm nocardia ảnh hưởng đến bộ phận nào mà thời gian điều trị sẽ khác nhau, cụ thể là:

  • Nếu nhiễm Nocardia ảnh hưởng đến phổi: cần dùng thuốc kháng sinh trong 6 đến 12 tháng.
  • Nếu nhiễm nocardia ảnh hưởng đến não: cần dùng thuốc kháng sinh trong 12 tháng.
  • Nếu nhiễm Nnocardia ảnh hưởng đến da hoặc mô mềm: cần dùng thuốc kháng sinh trong 2 đến 4 tháng.

Chính vì vậy, tùy từng bệnh nhân có những chỉ định khác nhau nên chi phí cũng khác nhau, điều này còn tùy thuộc vào cơ sở y tế khám chữa bệnh, có bảo hiểm y tế chi trả hay không? Ví dụ chi phí soi có nhuộm tiêu bản (nhuộm gram) có giá giao động từ 100.000- 200.000VNĐ, xét nghiệm sinh thiết thường dao động từ 200.000 đồng đến 800.000 đồng tuỳ thuộc vào chỉ định xét nghiệm từ bác sĩ chỉ định, sinh thiết da hay phổi để để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn nocardia.

Bệnh do nocardia: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnhBệnh do nocardia: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

SKĐS - Bệnh do nocardia là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn nocardia gây ra. Vi khuẩn có thể gây bệnh tại bất cứ cơ quan nào trong cơ thể và mặc dù điều trị sớm và thích hợp, bệnh có thể tiếp tục tiến triển và tái phát. Các cơ quan nhiễm trùng hay gặp là phổi, da, thần kinh trung ương,…


BS. Nguyễn Văn Hồng
Ý kiến của bạn