1. Đông y có chữa được bệnh đau dây thần kinh sinh ba không?
Dây thần kinh sinh ba còn được gọi là dây thần kinh tam thoa, dây thần kinh số V hay dây thần kinh sọ thứ năm. Dây thần kinh sinh ba là một trong số 12 đôi thần kinh cơ bản xuất phát từ sọ não, đi ra khỏi hộp sọ ở phía trước tai. Mỗi bên của khuôn mặt có một dây thần kinh sinh ba riêng biệt - được xem là dây thần kinh chính của vùng mặt.
Điều trị đau dây thần kinh sinh ba chủ yếu dựa vào thuốc và phẫu thuật nên đông y không chữa khỏi căn bệnh này. Tuy nhiên, đông y có nhiều bài thuốc, xoa bóp, bấm huyện, tập luyện cũng mang lại những lợi ích quan trọng trong việc giảm các triệu chứng bệnh.
2. Các phương pháp điều trị bệnh đau dây thần kinh sinh ba
Tùy thuộc vào từng bệnh nhân mà các bác sĩ có chỉ định phù hợp cụ thể.
Với điều trị nội khoa có thể các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc như carbamazepine, oxcarbazepine, lamotrigine, gabapentin, pregabalin, baclofen và độc tố botulinum loại A đã được chứng mình là có hiệu quả tốt, kiểm soát hữu hiệu các cơn đau. Trong đó, Carbamazepine và oxcarbazepine là những lựa chọn điều trị giúp kiểm soát cơn đau ban đầu có ý nghĩa ở gần 90% bệnh nhân. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã ghi nhận có đến 1/3 số bệnh nhân cần sử dụng nhiều biện pháp điều trị để giảm các cơn đau.
Các phương pháp điều trị phẫu thuật thường được dành riêng cho những bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị bằng thuốc. Có ba loại can thiệp phẫu thuật.
- Xâm lấn, không bóc tách (giải nén vi mạch): Giải áp vi mạch. Là một phương pháp kinh điển, hiệu quả cao: phẫu tích tách rễ dây V khỏi động mạch đi kèm, dù dây thần kinh có bị chèn ép hay không.
- Xâm lấn, bóc tách:
Cơ học (nén bóng): Đưa qua da một bóng ép nhẹ lên hạch: đưa bóng tới vùng hạch Gasser, bơm phồng bóng trong 1 - 10 phút.
Sóng cao tần: phá hủy hạch Gasser qua da bằng sóng cao tần: là phương pháp dùng dòng điện gây tổn thương nhiệt đông cho hạch Gasser.

Đau dây thần kinh sinh ba thường xảy ra ở nữ giới ở độ tuổi trung niên.
Hóa học (phân giải glycerol rhizolysis): Cắt chọn lọc các rễ thần kinh sau hạch Gasser qua da bằng tiêm glycerol: tiêm Glycerol khan vào túi dịch não-tủy quanh hạch Gasser, để bệnh nhân ngồi 2 tiếng cho đến khi dây thần kinh bị loại bỏ hoàn toàn.
Tách các bó dây thần kinh sinh ba ở hố sau (phân giải thần kinh bên trong).
- Cắt bỏ không xâm lấn (phẫu thuật phóng xạ lập thể tập trung bức xạ vào vùng xâm nhập của rễ sinh ba).
Bệnh nhân chỉ được điều trị ngoại khoa khi việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả vì vậy, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
3. Bệnh đau dây thần kinh sinh ba có chữa khỏi được không?
Điều trị đau dây thần kinh sinh ba chủ yếu dựa vào thuốc và phẫu thuật mang lại hiệu quả đối với người bệnh. Bệnh nhân nên tái khám chuyên khoa thường xuyên để duy trì điều trị. Thông thường, bệnh nhân phẫu thuật được yêu cầu trở lại phòng khám vài tháng một lần trong năm sau phẫu thuật để đánh giá hiệu quả và có thể phải điều chỉnh nếu bệnh nhân áp dụng thủ thuật phẫu thuật đặt điện cực vào mô mềm gần dây thần kinh khi thăm khám nếu cần.
4. Những chú ý quan trọng đối với bệnh đau dây thần kinh sinh ba
Đau dây thần kinh sinh ba thường biểu hiện bằng những cơn đau đột ngột và dữ dội ở một bên mặt, có thể lan ra vùng tai và lên thái dương, thường gặp ở lứa tuổi từ 50 – 70, phụ nữ gặp nhiều hơn nam giới, bên phải thường gặp hơn bên trái.
Đau dây thần kinh sinh ba không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng khó lường:
Liệt cơ mặt do liệt dây V: Xuất hiện cảm giác chán nản, lo lắng; Vì đau cơ hàm nên ăn uống giảm sút, dẫn đến sụt cân, cơ thể mệt mỏi, đề kháng kém; Ngại đánh răng vì đau đớn, vệ sinh răng miệng kém; Giảm thị lực; Rối loạn vận động các bộ phận trên mặt; Dễ nhầm lẫn với cơn đau răng thông thường dẫn đến điều trị sai cách, nhổ bỏ răng.
Đến nay chưa có biện pháp cụ thể nào được khuyến cáo trong việc phòng ngừa đau dây thần kinh sinh ba. Bạn chỉ có thể hạn chế tiến triển của bệnh bằng cách thay đổi một số thói quen sinh hoạt sau:
- Thay thế các loại thức ăn cứng bằng các thức ăn mềm, dễ nhai.
- Tránh làm những việc kích thích vùng mặt khi đang đau.
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Tham gia các hoạt động như yoga, thiền để giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng, giúp giảm thiểu đau thần kinh sinh ba.
- Quản lý căng thẳng và lo âu. Đau dây thần kinh sinh ba có thể khiến bạn lo âu và căng thẳng, điều này làm tình trạng đau trở nên tồi tệ hơn. Hãy sử dụng các kỹ thuật thư giãn như thiền, hít thở sâu, hoặc nghe nhạc nhẹ để giảm căng thẳng.
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng của đau dây thần kinh sinh ba, hãy đi khám để được điều trị sớm nhằm giảm bớt những khó chịu, đau đớn, duy trì chất lượng sống ổn định.
5. Chi phí khám chữa bệnh
Phương pháp chẩn đoán đau dây thần kinh sinh ba bao gồm:
Chụp mạch máu não (AG): Trước đây, người ta cho rằng vị trí bất thường của mạch máu là nguyên nhân gây đau. Phương pháp đã được áp dụng đó là chụp mạch máu não (AG) để tìm các quai mạch chèn vùng góc cầu gần lều tiểu não. Chi phí dao động từ 1.200.000 đồng đến hơn 3.000.000 đồng/mỗi lần chụp. Phương pháp này chứa nhiều rủi ro và hiệu quả không cao, nay không dùng.
Chụp cộng hưởng từ là phương pháp hiệu quả và có giá trị cao trong chẩn đoán đau dây V. Chụp cộng hưởng từ có chi phí dao động từ 1.500.000 đồng đến hơn 2.500.000 đồng/mỗi lần chụp. Mức giá này sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như chất lượng dịch vụ, các thuốc kèm theo.
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu ít có biến đổi trong đau dây V. Giá xét nghiệm máu tổng quát dao động từ 1.000.000 – 3.000.000 đồng. Tuy nhiên, mức giá này có thể thay đổi dựa trên các yếu tố dịch vụ nơi khám bệnh.
Việc điều trị chi phí cũng có sự khác nhau, nếu điều trị nội khoa thì chi phí thấp, còn phải sử dụng biện pháp phẫu thuật thì chi phí sẽ cao hơn rất nhiều, chưa kể thời gian nằm viện điều trị, theo dõi và tái khám.