Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đạm niệu

15-04-2025 05:39 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Đạm niệu còn được gọi là protein niệu, là loại bệnh liên quan đến hệ tiết niệu mà phần lớn do thận. Bệnh đạm niệu là tình trạng protein xuất hiện trong nước tiểu, đây là dấu hiệu chỉ điểm quan trọng của tổn thương thận, cảnh báo những vấn đề nguy hiểm của thận có thể xảy ra.

Đạm niệu: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnhĐạm niệu: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

SKĐS - Đạm niệu còn được gọi là protein niệu, là loại bệnh liên quan đến hệ tiết niệu mà phần lớn do thận. Bệnh là dấu hiệu cho thấy thận đang bị tổn thương.

1. Đông y có chữa được bệnh đạm niệu không?

Các biện pháp điều trị bệnh đạm niệu (Protein niệu) tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Nếu Protein niệu ở mức độ nhẹ thì chưa cần điều trị, nhưng cần khám và theo dõi định kỳ thường xuyên. Protein niệu do các bệnh thận cần được điều trị tích cực, nếu không có thể dẫn đến suy thận mạn. Người bệnh bị protein niệu do các bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường... cần có biện pháp điều trị phù hợp để tránh gây ra các tổn thương thận, dẫn đến mắc các bệnh về thận. Mặc dù đông y không chữa khỏi đạm niệu nhưng có nhiều bài thuốc rất hiệu quả với căn bệnh này.

2. Các phương pháp điều trị bệnh đạm niệu

Nếu bệnh nhân có protein niệu gián đoạn hoặc nhẹ thì bệnh nhân có thể không cần điều trị. Nhưng nếu bệnh nhân có protein niệu liên tục thì sẽ cần điều trị tình trạng cơ bản. Một số phương pháp điều trị đạm niệu phổ biến là:

Đạm niệu do tổn thương thận: Bệnh chủ yếu điều trị nội khoa bằng thuốc, kết hợp với sự thay đổi chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện sức khỏe thận.

Đạm niệu do đái tháo đường thì cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời kiểm soát lượng đường trong máu. Yếu tố dinh dưỡng vẫn là một điều quan trọng trong phác đồ điều trị.

Đạm niệu chức năng lành tính thì có thể không cần điều trị, bệnh có thể tự hết mà không cần can thiệp thuốc.

Bệnh nhân đạm niệu sẽ được yêu cầu như:

Thay đổi chế độ ăn uống: Nếu bệnh nhân bị bệnh thận, tiểu đường hoặc huyết áp cao... thì bác sĩ sẽ đề nghị thay đổi chế độ ăn uống cụ thể: Ăn nhạt, giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày. Uống đủ lượng nước cần thiết từ 2 - 3 lít/ngày. Ăn ít chất béo và những thực phẩm giàu carbohydrate. Tăng cường ăn nhiều rau củ quả để bổ sung chất xơ cho cơ thể.

Giảm cân: Có thể kiểm soát các tình trạng làm suy giảm chức năng thận. Tích cực tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày ít nhất 30 phút.

Thuốc huyết áp: Nếu bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc tiểu đường, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp giảm huyết áp.

Thuốc điều trị bệnh tiểu đường: Bệnh nhân có thể cần dùng thuốc hoặc liệu pháp insulin để kiểm soát lượng đường huyết cao.

Lọc máu: Trong bệnh viêm cầu thận và suy thận thì lọc máu được sử dụng để kiểm soát huyết áp cao và chất lỏng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đạm niệu- Ảnh 2.

Bệnh đạm niệu là tình trạng protein xuất hiện trong nước tiểu.

3. Bệnh đạm niệu có chữa khỏi được không?

Bệnh đạm niệu là tình trạng protein xuất hiện trong nước tiểu. Việc protein xuất hiện trong nước tiểu là một dấu hiệu chỉ điểm quan trọng của tổn thương thận, cảnh báo những vấn đề nguy hiểm của thận có thể xảy ra.

Đạm niệu ở mức độ nhẹ chưa cần điều trị nhưng cần khám và theo dõi định kỳ thường xuyên. Đạm niệu có thể điều trị được, đạm niệu do các bệnh thận cần được điều trị tích cực nếu không có thể dẫn đến suy thận mạn.

4. Những chú ý quan trọng đối với bệnh đạm niệu

Chế độ sinh hoạt cho người bị đạm niệu

Chế độ sinh hoạt cho người bị đạm niệu tập trung vào việc cải thiện sức đề kháng của cơ thể. Việc ổn định sức khỏe cho toàn cơ thể sẽ đồng thời giúp ổn định sức khỏe thận, ngăn ngừa được khả năng bị tổn thương viêm nhiễm do vi khuẩn, virus.

Chế độ sinh hoạt mà người đạm niệu nên thực hiện

Tập thể dục đều đặn, tăng cường vận động trong ngày. Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu để hạn chế được rủi ro bị đái tháo đường Ngưng sử dụng thuốc lá hoặc hạn chế tối đa tình trạng hút thuốc thụ động để bảo vệ sức khỏe thận. Hạn chế tối đa việc tự ý sử dụng các loại thuốc chống viêm, thuốc giảm đau mà không thông qua chỉ định của bác sĩ. Có phương án giảm cân an toàn nếu bị thừa cân, béo phì. Bỏ thuốc lá. Tránh tự ý dùng các loại thuốc chống viêm không steroid khi chưa có sự khuyến nghị từ bác sĩ. Thường xuyên làm xét nghiệm kiểm tra lượng đường huyết.

Chế độ ăn uống cho người bị đạm niệu đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp thận không bị tổn thương thêm, giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và cuối cùng là góp phần cải thiện được sức khỏe thận, tăng khả năng lọc máu.

Chế độ ăn uống cho người bị đạm niệu là

Hạn chế ăn các loại thực phẩm quá giàu chất đạm, protein. Hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, những người có bệnh sử hạ huyết áp cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ về lượng muối tối đa cần nạp vào cơ thể trong một ngày Ăn nhiều chất xơ để cân bằng lượng đường trong máu và giảm cholesterol.

Khi đã xác định bản thân bị protein niệu, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể có các triệu chứng sau:

Đi tiểu thường xuyên hơn. Đau khi đi tiểu. Nước tiểu bị sủi bọt. Buồn nôn hoặc nôn liên tục. Chóng mặt. Phần bụng dưới bị sưng to. Các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm sau điều trị.

Dưới đây là những lưu ý về chỉ số protein niệu:

Chỉ số protein niệu là thước đo lượng protein có mặt trong nước tiểu. Mức độ tăng protein niệu có thể cho thấy sự tổn thương hoặc viêm nhiễm trong hệ thống niệu. Giá trị bình thường của chỉ số protein niệu thường là dưới 150 mg/24 giờ. Tuy nhiên, giá trị chính xác có thể thay đổi tùy thuộc vào phương pháp xét nghiệm và tiêu chuẩn được sử dụng. Chỉ số protein niệu cao có thể là dấu hiệu của bệnh thận, viêm nhiễm đường tiểu, viêm thận hoặc do tác động của thuốc. 

Việc đánh giá chỉ số protein niệu có thể giúp bác sĩ xác định chức năng thận và theo dõi các vấn đề liên quan đến niệu. Nếu kết quả chỉ số protein niệu nằm ngoài phạm vi bình thường, hãy thảo luận với bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và điều trị phù hợp. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm khác như xét nghiệm máu và siêu âm thận để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát. 

 Đánh giá chỉ số protein niệu thường được thực hiện bởi các chuyên gia y tế có kinh nghiệm. Họ sẽ có kiến thức chuyên môn để đưa ra chẩn đoán chính xác dựa trên kết quả xét nghiệm và triệu chứng khác của bệnh nhân.

Luôn lưu ý rằng chỉ số protein niệu chỉ là một phần của quá trình đánh giá sức khỏe tổng quát của hệ thống niệu. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc mối quan ngại nào về chỉ số protein niệu, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị phù hợp.

5. Chi phí khám chữa bệnh

Chỉ số protein niệu bình thường đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe của hệ thống niệu trong cơ thể. Các phương pháp định lượng và điện di giúp xác định lượng protein có trong nước tiểu, từ đó giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh một cách chính xác. Protein niệu có thể là dấu hiệu cảnh báo về tổn thương thận hoặc vấn đề trong cơ thể.

Đối với những phụ nữ mang thai gặp protein niệu, cách giảm protein trong nước tiểu phải phù hợp với nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nắm bắt thông tin về chỉ số protein niệu bình thường và thực hiện các biện pháp phòng ngừa và điều trị thích hợp có thể giúp bảo vệ sức khỏe niệu quản của chúng ta.

Xét nghiệm protein trong nước tiểu 24 giờ sẽ được chỉ định nếu bệnh nhân có các triệu chứng và muốn xác định chẩn đoán bệnh lý viêm thận - cầu thận hoặc hội chứng thận hư. Cụ thể hơn là khi nghi ngờ các bệnh lý thận - cầu thận gây tổn thương màng đáy - nội mô mao mạch cầu thần gây ra sự thoát protein vào nước tiểu.

Chi phí xét nghiệm có giá dao động khoảng 50.000 – 70.000 đồng/lần xét nghiệm. Mức chi phí này tương đối thấp, phù hợp với khả năng chi trả của hầu hết người bệnh. Trong một số trường hợp đặc biệt, chi phí xét nghiệm chức năng thận có thể cao hơn, tùy thuộc vào loại xét nghiệm cụ thể mà người bệnh lựa chọn hoặc được bác sĩ chỉ định thực hiện.

Bài tập cho người bị đạm niệuBài tập cho người bị đạm niệu

SKĐS - Mặc dù đạm niệu là tình trạng đòi hỏi phải được kiểm soát chặt chẽ bằng việc sử dụng thuốc và thay đổi lối sống, tuy nhiên tập luyện hợp lý cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe cho người bệnh.


ThS. BS. Nguyễn Văn Bình
Ý kiến của bạn