1. Đông y có chữa được bệnh đa ối không?
Phần lớn trường hợp đa ối nhẹ chỉ cần điều trị theo dõi. Một số trường hợp nặng thì sản phụ cần được can thiệp để giảm lượng nước ối dư thừa. Thai phụ nên nghỉ ngơi, hạn chế muối, dùng một số thuốc lợi tiểu... Có thể sử dụng một số món ăn bài thuốc, thảo dược hỗ trợ đa ối. Tuy nhiên, dùng bất kể thảo dược hay bài thuốc nào đều phải có sự tư vấn bắt mạch của các thầy thuốc đông y. Chú ý cần nhập viện khi thai phụ khó thở, đau bụng, khó khăn trong việc đi lại...
2. Các phương pháp điều trị bệnh đa ối
Tùy thuộc mức độ đa ối như đã phân loại ở trên sẽ có thái độ điều trị thích hợp như sau:
Đa ối thể nhẹ: Thai phụ đa ối nhẹ thường không cần điều trị gì, chỉ theo dõi siêu âm định kỳ và quản lý thai nghén bình thường. Chỉ điều trị khi đa ối có diễn biến nặng hơn và gây khó chịu cho thai phụ.
Đa ối thể trung bình: Xử trí vẫn là theo dõi là chủ yếu, chỉ nhập viện điều trị khi xuất hiện triệu chứng đau bụng, khó thở. Thai phụ cần nghỉ ngơi tại giường, được dùng kháng sinh phù hợp ( Amoxycillin là thuốc đầu tay của các bác sĩ sản khoa với liều điều trị 2g/ngày), bệnh nhân sẽ được theo dõi sự tiến triển của đa ối bằng siêu âm lặp lại nhiều lần. Đồng thời nhờ siêu âm có thể phát hiện được các bất thường về sự phát triển của thai cũng như dị tật thai. Chọc ối làm xét nghiệm sinh hóa và tế bào.
Đa ối thể nặng: Thường đi kèm các bất thường về thai. Chọc ối sẽ giúp làm giảm lượng nước ối trong buồng tử cung, vì mỗi lần chọc ối sẽ loại bỏ được khoảng 1.5 lít dịch ối. Điều này giúp cho thai phụ dễ chịu hơn, đỡ khó thở, bụng giảm căng cứng. Ngoài ra nhờ chọc ối ta còn sử dụng dịch ối để làm xét nghiệm nhiễm sắc thể, tế bào học. Thủ thuật này có thể có một vài biến chứng nguy hiểm cho thai như vỡ ối, rau bong non hoặc không đảm bảo vô khuẩn sẽ gây ra viêm màng ối.
Liệu pháp Indomethacine: Nên sử dung 1.5 - 3mg/ngày để giúp giảm chế tiết và tăng hấp thu dịch phổi. Ngoài ra Indomethacine còn có tác dụng giảm bài tiết nước tiểu và tăng tính thấm qua màng thai.
Kháng sinh: Là kháng sinh nhóm Beta - Lactam, vì đã được nghiên cứu tính an toàn cho thai. Siêu âm nhiều lần để theo dõi sự phát triển của thai, phát hiện các dị tật hình thái thai. Nếu thai dị dạng thì đình chỉ thai bằng bấm ối, kích thích tạo cơn co tử cung và cho sinh thường. Chú ý theo dõi sát sau sinh tránh đờ tử cung, tránh để sót rau và màng rau.

Đa ối được hiểu một cách đơn giản là tình trạng tích tụ quá nhiều nước ối.
3. Bệnh đa ối có chữa khỏi được không?
Đa ối có thể điều trị được nếu phát hiện sớm và có điều trị thích hợp. Mục tiêu của việc điều trị là ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra với thai nhi và giảm các triệu chứng của mẹ do lượng nước ối nhiều quá mức. Thuốc hỗ trợ phổi có thể được sử dụng để bảo vệ em bé.
4. Những chú ý quan trọng đối với bệnh đa ối
Để phòng ngừa đa ối thì thai phụ cần lưu ý khám thai theo lịch hẹn và khám lại ngay khi xuất hiện các bất thường như đau bụng, khó thở, thấy bụng to tăng nhanh quá mức…
Thời điểm thai 24 - 28 tuần thì cần được kiểm tra nghiệm pháp dung nạp đường huyết, để phát hiện tiểu đường thai kỳ và có thái độ xử trí phù hợp. Những trường hợp có nguy cơ cao tiểu đường thai kỳ như tiền sử tiểu đường thai kỳ ở những lần mang thai trước, gia đình có người tiểu đường… thì cần điều chỉnh chế độ ăn ngay từ giai đoạn đầu thai nghén và được kiểm soát đường huyết chặt chẽ.
Chẩn đoán sàng lọc trước sinh bằng hình thái nhờ siêu âm hoặc các xét nghiệm sàng lọc Double test, Triple test, NIPT… tìm các dị tật bẩm sinh trong giai đoạn sớm của thai kỳ.
Những người có nguy cơ mắc đa ối
Tình trạng đa ối thường được tìm thấy đối với các đối tượng sau:
- Mẹ có tiền sử đái tháo đường, mẹ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.
- Song thai, đa thai.
- Tiền sử có con bị dị tật bẩm sinh.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
5. Chi phí khám chữa bệnh
Siêu âm là xét nghiệm quan trọng nhất trong chẩn đoán đa ối, nó cho phép đánh giá trực tiếp thể tích nước ối thông qua đo "chỉ số ối" (AFI) hoặc đo "xoang ối sâu nhất" (SDP). Đa ối được xác định khi SDP lớn hơn 8 cm hoặc AFI lớn hơn 24 cm. Các chỉ số này cũng giúp phân loại các mức độ đa ối nhẹ, trung bình hoặc nặng.
Bên cạnh đó siêu âm còn được dùng để đánh giá các chỉ số kích thước của thai cũng như khảo sát hình thái giải phẫu bào thai nhằm gợi ý một số nguyên nhân gây đa ối.
Khi xác định có tình trạng đa ối, cần được thực hiện:
- Xét nghiệm dung nạp glucose để loại trừ bệnh đái tháo đường thai kỳ ở mẹ.
- Tìm các dấu hiệu trên siêu âm để loại trừ thiếu máu thai, phù thai hoặc tìm các dấu hiệu bất thường giải phẫu thai.
- Tầm soát các bệnh nhiễm trùng bào thai (TORCH)
- Chọc ối và xét nghiệm di truyền nếu nghi ngờ thai dị tật bẩm sinh.
Chi phí khám thai có giá 250.000VNĐ, siêu âm có giá từ 300.000 - 1.300.000 VNĐ, tùy thuộc vào một thai hay song thai, siêu âm 3D/4D hay 2D.