Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh bạch tạng

21-10-2024 06:25 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Bệnh bạch tạng là một loại bệnh lý có tính di truyền bẩm sinh vì bị rối loạn quá trình sản sinh melanin. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ có sự khác biệt về màu da, màu mắt và màu tóc.

Bạch tạng: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnhBạch tạng: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

SKĐS - Bạch tạng là một bệnh rối loạn bẩm sinh do di truyền theo gen lặn đồng hợp tử. Bạch tạng là bệnh hiếm gặp, trong đó quá trình sản xuất melanin bị ảnh hưởng, đây cũng là chất quyết định màu sắc của da, mắt và tóc.

1. Đông y có chữa được bệnh bạch tạng không?

Bệnh bạch tạng chính là căn bệnh có tính di truyền bẩm sinh. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh bạch tạng chính là sự rối loạn bẩm sinh di truyền theo gen lặn đồng hợp tử. Gen này khiến cơ thể bị thiếu men tyrosinase (giúp tham gia vào việc sản xuất melanin). Vì vậy, đông y không chữa được bệnh bạch tạng.

2. Các phương pháp điều trị bệnh bạch tạng

Hiện tại, trên lâm sàng không có phương pháp điều trị bệnh bạch tạng hoàn toàn. Tuy nhiên, để làm giảm các triệu chứng do bệnh lý này gây ra cho cơ thể, người ta thường áp dụng một số phương pháp điều trị như sau:

  • Sử dụng kem chống nắng, mặc áo che mặt và kính râm khi ra ngoài để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.
  • Dùng kính áp tròng hoặc kính hiệu chỉnh giúp cải thiện thị lực.
  • Hạn chế tham gia những hoạt động được tổ chức ngoài trời.
  • Phẫu thuật cơ mắt nhằm điều chỉnh các chuyển động bất thường, chẳng hạn như hiện tượng rung lắc do triệu chứng rung giật nhãn cầu ở bệnh bạch tạng gây nên.
  • Tư vấn tâm lý, hỗ trợ nhóm và mạng lưới hỗ trợ xã hội giúp người bệnh và gia đình cải thiện chất lượng cuộc sống.

Người bệnh bạch tạng cần chú ý những vấn đề sau để kiểm soát bệnh:

- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời

Cơ thể người bị bạch tạng thiếu hoặc không có sắc tố melanin để bảo vệ làn da trước tác động của tia xạ từ ánh sáng mặt trời. Do đó, trước mọi hoạt động ngoài trời, kể cả việc đi lại, vui chơi... người bị bạch tạng cần thoa kem chống nắng và dùng thêm các biện pháp che chắn khác như ô dù, áo chống nắng để hạn chế việc làn da bị tổn thương.

- Bảo vệ đôi mắt

Cũng như làn da, đôi mắt của người bị bạch tạng rất dễ bị tổn thương bởi ánh sáng. Do vậy, khi đi ra ngoài, người bệnh nên sử dụng kính râm hoặc các loại kính tăng cường thị lực để bảo vệ đôi mắt và giúp nhìn rõ xung quanh.

Tương tự như khi dùng máy tính, xem tivi, điện thoại... để ngăn các bức xạ gây hại cho mắt, người bệnh cũng cần dùng kính chống tia xạ để mắt không bị tổn thương. Ngoài ra, với những người bị biến chứng như rung giật nhãn cầu, lác mắt… cũng được khuyến khích thực hiện phẫu thuật mắt để cải thiện tình trạng.

- Khám sức khỏe định kỳ

Sức khỏe của người bạch tạng đa phần là không bị ảnh hưởng nhiều, tuy nhiên để phát hiện và theo dõi các bất thường có liên quan, người bệnh nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là kiểm soát tốt các vấn đề về da và mắt, giúp bảo vệ cơ thể tốt nhất.

3. Bệnh bạch tạng có chữa khỏi được không?

Hiện không có phương pháp điều trị nào đảm bảo chữa khỏi hoàn toàn bệnh. Trên lâm sàng các bác sĩ chỉ định một số phương pháp điều trị và quản lý bệnh lý này nhằm kiểm soát triệu chứng, ổn định tình trạng và cải thiện tình hình của bệnh.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh bạch tạng- Ảnh 2.

Bệnh bạch tạng là căn bệnh có tính di truyền bẩm sinh.

4. Những chú ý quan trọng đối với bệnh bạch tạng

Bạch tạng có thể ảnh hưởng đến mọi người thuộc mọi chủng tộc và ở mọi nhóm dân tộc. Ở Mỹ cứ 18.000 đến 20.000 người thì có khoảng một người mắc bạch tạng. Ở những nơi khác trên thế giới tỷ lệ này là cứ 3.000 người thì có một người bạch tạng.

Những người mắc bạch tạng có thể gặp bất kỳ biến chứng nào, cụ thể:

- Các vấn đề về da: Do da sáng màu, những người bạch tạng có nguy cơ bị cháy nắng cao hơn. Do thiếu sắc tố da, ung thư da có thể phát triển dưới dạng nốt ruồi hoặc nốt màu hồng hoặc đỏ, thay vì màu đen hoặc nâu như thông thường. Điều này có thể làm cho ung thư da khó xác định hơn ở giai đoạn đầu. Nếu không kiểm tra da cẩn thận và thường xuyên, khối u ác tính có thể không được chẩn đoán cho đến khi nó tiến triển.

- Vấn đề về thị lực: Những người bạch tạng có thể bị mù nhưng họ vẫn có thể học cách sử dụng thị lực khiếm khuyết của mình theo thời gian. Một số người có thể khắc phục được các vấn đề về loạn thị, viễn thị và cận thị bằng kính đeo mắt hoặc kính áp tròng.

- Các vấn đề xã hội: Những người bạch tạng có nguy cơ bị cô lập cao hơn do sự kỳ thị của xã hội đối với tình trạng này.

Nếu cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào gây khó chịu về thể chất, hãy đến khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín, đặc biệt là các thay đổi mới nào về da.

Khi con bạn chào đời, các bác sĩ có thể nhận thấy tóc, lông mi, lông mày hoặc da bị giảm hoặc mất sắc tố. Với các triệu chứng của bạch tạng, bác sĩ sẽ có chiến lược theo dõi và chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Nếu con bạn mắc bạch tạng và thường xuyên bị chảy máu cam, dễ bị bầm tím hoặc nhiễm trùng kéo dài, những triệu chứng này có thể gợi ý các tình trạng di truyền hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và cần được chăm sóc sức khỏe tích cực.

5. Chi phí khám chữa bệnh

Hiện tại, các bệnh nhân bị nghi ngờ mắc bệnh bạch tạng thường được khám và chẩn đoán tình trạng với nhiều phương pháp khác nhau. Cụ thể như:

  • Khám lâm sàng thực thể bệnh nhân nhằm kiểm tra sắc tố của da và tóc.
  • Kiểm tra mắt, đặc biệt chú trọng vào khả năng nhận thức tầm nhìn của bệnh nhân.
  • Dựa trên kết quả kiểm tra sắc tố da của bệnh nhân mang đối chiếu với bố, mẹ, anh, chị, em trong gia đình.
  • Kiểm tra tiền sử bệnh tật của bệnh nhân. Chẳng hạn như từng bị bầm tím trên người quá mức, nhiễm trùng không xác định được nguyên nhân, cơ thể bị chảy máu nhưng không đông...
  • Đánh giá mức độ rối loạn thị lực, tình trạng mắt lồi cũng như biểu hiện rung giật nhãn cầu ở bệnh nhân. Đồng thời, sử dụng các vật dụng trong y khoa để kiểm tra tình trạng tổn thương ở võng mạc nhằm tìm kiếm những dấu hiệu giúp phát hiện bệnh.

Để có một thế hệ tương lai khỏe mạnh và không phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật, thực hiện việc xét nghiệm sắc thể đồ tiền hôn nhân là một điều cần thiết với mọi người. Tùy từng nơi với chi phí với mức dao động có thể từ 2.500.000 VNĐ đến 7.500.000 VNĐ.

Bệnh bạch tạng có điều trị được không?Bệnh bạch tạng có điều trị được không?

SKĐS - Bệnh bạch tạng là một tình trạng di truyền hiếm gặp hiện chưa có thuốc chữa. Mục tiêu của điều trị là làm giảm các triệu chứng bao gồm bảo vệ da và mắt khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.


BS. Nguyễn Thu Phương
Ý kiến của bạn