1. Đông y có chữa khỏi bệnh thương hàn?
Đông y có nhiều bài thuốc có thể chữa khỏi bệnh thương hàn, đặc biệt người bệnh ở thể nhẹ và vừa, tùy vào từng giai đoạn bệnh mà có những bài thuốc phù hợp.
Các giai đoạn có thể sử dụng thuốc đông y để điều trị bệnh thương hàn:
- Thời kỳ khởi phát: Phép điều trị là giải biểu, tiêu thực.
- Thời kỳ toàn phát: Phép trị là thanh nhiệt, giải độc, khai khiếu, tư âm.
- Thời kỳ lui bệnh: Phép trị là bổ tỳ, tư âm.
Tuy nhiên, khi bệnh nhân có biến chứng nặng cần được điều trị ở cơ sở cấp cứu có đầy đủ phương tiện, đặc biệt khi bị thủng ruột cần phải được phẫu thuật.
2. Cách sơ cứu bệnh thương hàn
Bệnh nhân cần được hạ sốt, bù nước tốt và đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Hạ sốt có thể dùng paracetamol hoặc các thuốc hạ sốt giảm đau NSAID.
3. Cách chăm sóc người bệnh thương hàn tại nhà
Lưu ý khi chăm sóc người bệnh thương hàn tại nhà:
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn: Tùy tình trạng người bệnh (mạch nhanh, huyết áp hạ).
- Theo dõi và phòng biến chứng.
- Quan sát tình trạng tri giác: Tính, lơ mơ, mê sảng.
- Nếu táo bón: Không được thụt tháo và không được cho uống thuốc nhuận tràng.
- Quan sát phân: Số lượng, màu sắc (phân đen là có xuất huyết tiêu hóa).
- Nếu người bệnh đau bụng' Không dùng thuốc chống co thắt. Có thể đắp chăn ấm để đỡ đau.
- Phát hiện các dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời.
- Cho bệnh nhân ăn nhiều hơn, chia nhiều bữa nhỏ, ăn thức ăn mềm.
- Uống nhiều nước hơn.
- Chế độ ăn giàu protein và carbohydrate.
- Ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa.
- Không ăn thực phẩm chứa chất xơ không hòa tan.
- Không ăn đồ ăn cay, béo.
- Bổ sung nhiều vitamin.
3. Bệnh thương hàn có chữa khỏi không?
Bệnh thương hàn hoàn toàn có thể điều trị khỏi:
- Nếu không dùng kháng sinh, tỷ lệ tử vong của bệnh là khoảng 10% đến 15%.
- Với điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong trong trường hợp là 1%. Hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra ở những người bị suy dinh dưỡng, trẻ sơ sinh và người cao tuổi.
- Các biến chứng xảy ra chủ yếu ở những bệnh nhân không được điều trị hoặc điều trị muộn.
4. Lưu ý đối với người bệnh thương hàn
Người bệnh thương hàn cần lưu ý:
- Thương hàn lan truyền qua đường ruột, gây sốt và các triệu chứng khác. Trong bệnh, một số bệnh nhân tiến triển nặng, đôi khi bị tiêu chảy có máu và/hoặc phát ban đặc trưng.
- Vi khuẩn gây bệnh đôi khi gây nhiễm trùng khu trú (ví dụ, viêm tủy xương, viêm nội tâm mạc, viêm màng não, áp xe mô mềm, viêm cầu thận).
- Người mang mầm bệnh mạn tính ở khoảng 3% bệnh nhân không được điều trị; Họ chứa các vi khuẩn trong túi mật và thải vào phân > 1 năm.
- Chẩn đoán bằng cách nuôi cấy máu và phân; vì kháng thuốc là phổ biến, cần có kháng sinh đồ.
- Điều trị với ceftriaxone, fluoroquinolone, hoặc azithromycin. Corticosteroids có thể được dùng để giảm các triệu chứng nghiêm trọng.
- Sử dụng kháng sinh kéo dài cho người mang vi khuẩn; đôi khi cần cắt bỏ túi mật.
- Bệnh nhân phải được báo cáo cho sở y tế địa phương và cấm không được xử lý thức ăn cho đến khi được chứng minh là không mang vi khuẩn.
- Tiêm chủng có thể phù hợp với những người đi du lịch nhất định đến các vùng lưu hành.
5. Chi phí khám chữa bệnh đối với người bệnh thương hàn
- Bệnh nhân có bảo hiểm y tế sẽ được thanh toán chi phí điều trị.
- Chi phí điều trị nội khoa nói chung không cao, tùy thuộc thể bệnh, đáp ứng lâm sàng, phương pháp điều trị, thời gian nằm viện…
- Ước tính từ 3 triệu đồng đến 30 triệu đồng.