Câu hỏi liên quan bệnh nhiệt miệng

18-09-2024 08:06 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện vết loét trên niêm mạc trong khoang miệng, chủ yếu ở nướu, bên trong má, môi, mặt dưới của lưỡi. Nhiệt miệng thường lành tính và có thể tự khỏi, nhưng nếu để tình trạng nhiệt miệng kéo dài có thể khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, sốt, nổi hạch…

Cách chăm sóc đúng khi trẻ bị nhiệt miệngCách chăm sóc đúng khi trẻ bị nhiệt miệng

SKĐS - Đối với trẻ nhỏ, nhiệt miệng là một trong những căn bệnh phổ biến và gây khó chịu nhất. Không chỉ vậy, bệnh còn tái đi tái lại nhiều lần khiến cha mẹ lo lắng. Khi trẻ bị nhiệt miệng, cha mẹ cần áp dụng các biện pháp dưới đây để giảm triệu chứng khó chịu và đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh cho trẻ.

1. Một số bài thuốc trị nhiệt miệng theo Đông y

Theo Đông y cho rằng nhiệt (loét) miệng thuộc phạm vi các chứng bệnh như "khẩu cam", "khẩu sang", "khẩu dương"... với nguyên nhân chủ yếu là do hư hỏa hay thực hỏa tác động vào các tạng phủ gây nên. Đông y có một số bài thuốc dân gian trị nhiệt miệng hiệu quả như sau:

Bài 1: rễ cây hoa tường vi 50 - 100g, sắc kỹ lấy nước ngậm nhiều lần trong ngày.

Bài 2: hoàng liên 10g, sắc kỹ với 100ml nước, ngậm vài lần trong ngày.

Bài 3: lá đạm trúc diệp tươi lượng vừa đủ, sắc kỹ lấy nước hòa thêm băng phiến 1g, dùng làm nước ngậm vài ba lần trong ngày.

Bài 4: tạo phàn 5g, kha tử 10g, tỳ bà diệp 15g, sắc kỹ lấy nước ngậm 4 - 6 lần trong ngày.

Bài 5: mật ong 50g, đại thanh diệp 15g, hai thứ sắc kỹ lấy nước ngậm nhiều lần trong ngày.

Bài 6: ngũ bội tử 10g, minh phàn 10g, băng phiến 3g, tất cả tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi lần dùng tăm bông ướt lấy một ít bột thuốc chấm vào vết loét, mỗi ngày 2 lần.

Bài 7: hoàng liên 10g, đại hoàng 10g, thanh đại 30g, xạ hương 1g, tất cả tán thành bột thật mịn, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi lần lấy một ít thuốc chấm vào vết loét, mỗi ngày 2 lần.

Bài 8: lá non nữ trinh tử (cây xấu hổ) 10g, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước, bôi vào vết loét nhiều lần trong ngày.

Hồng táo 25g, hành củ (còn cả rễ) 5 củ, sắc kỹ lấy nước hòa thêm 0,9g băng phiến, dùng làm thuốc bôi vết loét 2 lần trong ngày.

Bài 9: nghệ vàng 8g, băng phiến 3g, nhi trà 7g, mật gấu khô 0,5g, sấy khô tán bột, trộn đều, dùng làm thuốc bôi 2 lần trong ngày.

Bài 10: hoàng liên và can khương lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, chấm vết loét 3 lần trong ngày.

Bài 11: Lá xuyên tâm liên đem sắc đặc, vừa súc miệng vừa ngậm, thực hiện 3 - 4 lần/ngày. Hoặc lấy 20g hoàng liên, sắc kỹ với 100ml, dùng ngậm 3 - 4 lần/ngày.

2. Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh nhiệt miệng

Câu hỏi liên quan bệnh nhiệt miệng- Ảnh 2.

Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện vết loét trên niêm mạc trong khoang miệng.

Người bị nhiệt miệng thường gặp phải một số triệu chứng phổ biến như sau:

Xuất hiện một hoặc nhiều vết đau, đốm đỏ hoặc vết sưng và phát triển dần thành vết lở, loét. Chúng thường ở những vị trí như: Mặt trong của má và môi, lưỡi, mặt trên của miệng, đáy nướu. Khi ăn, khi nói thậm chí khi nuốt nước bọt mà đụng chạm đến vết loét miệng cũng gây nên cảm nhác đau nhói, rất khó chịu.

Khu vực trung tâm vết loét có màu trắng hoặc vàng.

Kích thước của vết lở nhỏ (thường chỉ dưới 1cm).

Vết loét miệng sẽ có màu xám khi bắt đầu lành.

Trong một số trường hợp ít gặp, các biểu hiện của bệnh nhiệt miệng còn có thể bao gồm: Sốt, sưng hạch bạch huyết

Thông thường có thể xác định bệnh nhiệt miệng bằng mắt thường. Tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh nhân nhiệt miệng nặng vẫn cần chỉ định thực hiện thêm một số phương pháp khác như: xét nghiệm máu, sinh thiết để kiểm tra chính xác tình trạng bệnh.

3. Cách chữa trị bệnh nhiệt miệng

Câu hỏi liên quan bệnh nhiệt miệng- Ảnh 3.

Dùng nước súc miệng điều trị nhiệt miệng.

Nhiệt miệng là bệnh lành tính không phải là bệnh lý nghiêm trọng. Bệnh thường xuất hiện khi có sự thay đổi trong cơ thể. Đa số bệnh sẽ tự khỏi trong 7-10 ngày nếu người bệnh vệ sinh vùng miệng sạch sẽ và ăn uống đủ chất, ăn nhiều chất thanh mát, uống đủ nước.

Trường hợp sau 2 tuần mà bệnh nhiệt miệng không thuyên giảm thì cần đi khám để điều trị. Có hai loại thuốc dùng để chứa trị bệnh nhiệt miệng thường được áp dụng là dùng thuốc bôi và thuốc uống.

Hầu hết trường hợp nhiệt miệng nhẹ, chỉ gây đau đớn và khó khăn cho việc ăn uống, ít gây sưng đau và không có dấu hiệu lan rộng, xuất hiện nhiều thì nên dùng các loại thuốc bôi. Gel bôi chữa nhiệt miệng có thành phần thuốc giảm đau, chống viêm và hình thành lớp màng bảo vệ vết loét nhiệt miệng. Vì thế người bệnh có thể giảm đau đớn, ăn uống dễ dàng hơn và giảm thời gian mắc bệnh.

Nếu nhiệt miệng nặng với các vết viêm loét lớn, số lượng nhiều sẽ cần điều trị với thuốc kháng sinh, hoặc thuốc kháng nấm (nếu vết loét nhiễm nấm) theo đơn của bác sĩ.

Ngoài điều trị bằng thuốc, người bệnh nhiệt miệng có thể giảm đau đớn, sưng viêm do nhiệt miệng bằng cách:

Dùng thuốc súc miệng có chứa carbocain hay steroid dexamethasone có tác dụng giảm đau, kháng viêm, sử dụng mỗi ngày từ 2 - 3 lần cho đến khi kiểm soát được bệnh. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, tránh dùng lâu dài và duy trì vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Chườm đá lạnh vào vết nhiệt miệng để giảm sưng đau.

Dùng trà túi lọc đắp lên vết loét nhiệt miệng để giảm sưng đau để các hoạt chất azulene hay levomenol hoạt động chữa lành tổn thương viêm loét miệng.

Dùng mật ong đắp lên vết viêm loét miệng để làm dịu tổn thương, giảm sưng đau, đặc biệt là trẻ nhỏ với vị ngọt sẽ khiến trẻ dễ chịu hơn. Trong mật ong chứa nhiều hoạt chất có tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm nên rất hiệu quả với những vết nhiệt miệng.

Hầu hết đều có thể chữa trị nhiệt miệng bằng những cách trên. Trường hợp nhiệt miệng nặng do nhiều yếu tố kết hợp, bệnh lý sẽ kéo dài và khó chữa trị hơn. Khi đó, người bệnh cần đi khám để làm các xét nghiệm thăm dò tìm nguyên nhân bệnh lý chính xác và tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

4. Làm gì để phòng ngừa nhiệt miệng tái phát?

Nhiệt miệng không khó để điều trị nhưng bệnh rất dễ tái phát. Có thể ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát bằng việc thay đổi lối sống và sinh hoạt hàng ngày như:

Chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa các thực phẩm gây kích thích và tổn thương niêm mạc miệng như: thức ăn quá cay, nóng, chua, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều muối, thực phẩm gây dị ứng, thực phẩm cứng.

Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc căng thẳng quá sức, ngủ đủ giấc và không thức khuya.

Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau xanh, trái cây có tính hàn, ngũ cốc,…

Tăng cường những thực phẩm có tính thanh nhiệt giúp mát gan, giải độc.Uống nhiều nước nên bổ sung đủ 2,5 lít nước mỗi ngày.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng thói quen đánh răng sau bữa ăn, dùng chỉ nha khoa vệ sinh kẽ răng hàng ngày. Nếu bàn chải bạn đang dùng bị cứng, gây tổn thương niêm mạc miệng hoặc thậm chí chảy máu chân răng thì nên thay thế bằng bàn chải có lông mềm hơn.

Sử dụng nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfate để làm sạch răng miệng cũng như ngăn ngừa loét nhiệt miệng.

Kiểm soát căng thẳng, cố gắn tĩnh tâm bằng các bài tập thiền, Yoga…

Nếu nhiệt miệng không có dấu hiệu cải thiện, hơn nữa còn gây viêm nặng, kéo dài kèm theo triệu chứng khác thì cần đi khám bác sĩ ngay. Lúc này, nhiệt miệng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phức tạp cần phối hợp điều trị mới có thể cải thiện tình trạng nhiệt miệng.

Câu hỏi liên quan bệnh nhiệt miệng- Ảnh 4.

Tập luyện để nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại bệnh tật. (Ảnh minh họa)

5. Một số phương pháp điều trị nhiệt miệng hiệu quả tại nhà

Dùng nước muối

Dùng nước muối tuy trị nhiệt miệng rất an toàn, dễ thực hiện và không tốn kém. Nước muối có tính sát khuẩn cao, an toàn và lành tính. Súc miệng bằng nước muối hằng ngày sẽ làm giảm đau rát ở vị trí lở miệng, nhanh làm khô vết nhiệt miệng.

Bạn có thể tự pha nước muối súc miệng theo cách sau: Hòa tan khoảng 5g muối tinh với 230ml nước ấm rồi dùng nước này súc miệng khoảng 15 - 30 giây thì nhổ ra. Bạn nên súc miệng để nước muối trôi sâu vào cổ họng nhưng không được nuốt. Thực hiện 2 - 3 lần/ngày. Có thể sử dụng nước muối đóng chai bán tại các hiệu thuốc.

Dùng mật ong

Mật ong có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống nhiễm trùng thứ cấp, giúp các vết nhiệt miệng giảm sưng đỏ và bỏng rát. Có thể bôi trực tiếp mật ong lên vết loét miệng 4 lần/ngày. Hoặc bạn pha trà ấm, thêm vào chút mật ong để uống hằng ngày, chú ý uống từ từ để dung dịch thẩm thấu vào vết loét. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng mật ong kết hợp với bột nghệ, hòa thành hỗn hợp, đắp lên vết nhiệt miệng với tần suất 2 - 3 lần/ngày.

Dùng baking soda

Một trong những cách trị nhiệt miệng nhanh khỏi và an toàn là súc miệng bằng baking soda. Đây là loại muối nở giúp cân bằng độ pH trong khoang miệng, giúp giảm viêm để vết loét miệng nhanh lành.

Cách pha nước súc miệng baking soda: Hòa tan 5g baking soda với 230ml. Sau đó, bạn súc miệng với dung dịch trên trong khoảng 15 - 30 giây rồi nhổ ra. Một ngày thực hiện súc miệng khoảng 2 - 3 lần cho tới khi hết nhiệt miệng.

Dùng dầu dừa

Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn tốt do chứa acid lauric tự nhiên. Với các vết lở miệng, bạn nên dùng dừa sớm để giảm đau, giảm sưng và rút ngắn thời gian lành vết thương. Để điều trị, bạn lấy dầu dừa nguyên chất bôi lên vết nhiệt miệng vài lần mỗi ngày.

Dùng nước súc miệng chuyên dụng

Có thể dùng nước súc miệng nha khoa để kiểm soát và giảm nhẹ tình trạng viêm, nhiễm trùng trong miệng (các vết nhiệt miệng). Các loại nước súc miệng chuyên dụng giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát.

Dùng nước súc miệng theo đúng hướng dẫn, súc miệng 2 - 3 lần/ngày cho tới khi kiểm soát được tình trạng nhiệt miệng. Chú ý không nên lạm dụng nước súc miệng trị loét miệng kéo dài khiến vết loét càng lâu lành hơn mà cần thực hiện theo đúng liều lượng được khuyến cáo.

Bổ sung vitamin

Để tăng cường sức đề kháng của cơ thể và đẩy lùi các tác nhân gây nhiệt miệng, bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học bằng cách bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin vào thực đơn của mình. Các loại vitamin tốt cho cơ thể gồm: vitamin B (có trong trứng cá, sữa đậu nành, sữa gạo,...), acid folic (có trong rau chân vịt, cải xanh, măng tây,...), sắt (có trong hàu, ngũ cốc, trứng, gan gà,...), nước dừa (làm dịu vết loét),...

6. Chi phí điều trị bệnh nhiệt miệng

Với trường hợp người bệnh có bảo hiểm y tế, chi phí điều trị bệnh nhiệt miệng được bảo hiểm y tế chi trả theo quy định.


Cử nhân Trần Hải Anh
Khoa Xét nghiệm 1, Bệnh viện Bưu điện
Ý kiến của bạn