Câu chuyện của những người chọn nhà dưỡng lão làm nơi dừng chân

22-12-2021 14:00 | Đời sống
google news

Sự xuất hiện của nhà dưỡng lão như một nhu cầu tất yếu của đời sống xã hội hiện đại. Nơi đây cũng giống như một xã hội thu nhỏ với những hoàn cảnh, số phận và cuộc đời riêng.

Những ai đã chọn nhà dưỡng lão làm chốn dừng chân thì cũng đồng nghĩa với việc nơi đây sẽ là nơi viết lên đoạn kết cho cuộc đời mỗi người. Đoạn kết ấy có vui, có buồn và mỗi người đều thấy hài lòng với quyết định của mình.

Kiếp tằm rút ruột nhả tơ

Đến thăm một nhà dưỡng lão thuộc Hệ thống dưỡng lão Javilink tại Lưu Hữu Phước - Hà Nội, nơi hiện đang chăm sóc gần 30 người cao tuổi. Chúng tôi không khỏi ngạc nhiên về không khí vui vẻ, thoải mái, thân thiện tại đây. Nếu trước đây, khi nhắc đến nhà dưỡng lão, người ta sẽ nghĩ ngay đến sự "bỏ rơi", "buồn bã" của các cụ thì nơi đây lại rất khác. Đi thăm các phòng ở các cụ đều rất vui vẻ và thoải mái dù nhiều cụ tuổi đã cao,  đi lại khó khăn, ăn uống không tự chủ được. Nhưng, đa số đều rất hài lòng với môi trường của nhà dưỡng lão.

Câu chuyện của những người chọn nhà dưỡng lão làm nơi dừng chân - Ảnh 1.

Tiếp chúng tôi là bà Minh Nguyệt quản lý cơ sở, người đã gắn bó với cơ sở này hơn 3 năm nay kể từ khi cơ sở được thành lập. Chia sẻ về những hoàn cảnh cụ thể của các Cụ được chăm sóc vào đây, bà Nguyệt cho biết:" Hoàn cảnh các cụ ở đây đa dạng lắm. Có những cụ từng là cán bộ cao cấp trước kia miệt mài cống hiến cho xã hội, nay đã về nghỉ hưu, già yếu. Có trường hợp các cụ đuề huề con cháu, có cụ lại không có con cháu, không có người thân . Có cụ con cái ra nước ngoài sinh sống, có cụ bệnh tật, liệt rồi bị lẫn... mỗi người một hoàn cảnh, một câu chuyện. Họ đến đây để kể cho nhau nghe về cuộc đời thăng trầm của bản thân. Từ đó họ tìm ra được sự đồng điệu trong tâm hồn của mỗi người."

Khi gặp một trong những cụ đã có thâm niên ở viện, chúng tôi trò chuyện với cụ T( 85 tuổi), người đã gắn bó với viện 3 năm nay. Cụ hiện còn khá minh mẫn mặc dù chân đau, cơ thể cũng đã yếu, phải ngồi xe lăn. Trước kia cụ là giảng viên môn Toán của 1 trường Đại học tại Hà Nội. Cụ có 3 người con, 2 trai, 1 gái. Các con của cụ hiện đều rất thành đạt. Cụ tự hào kể: " Anh con cả của tôi làm giám đốc, một người người là tiến sĩ khoa học, một người là kỹ sư".

Ngày cụ bị bệnh, phải nằm một chỗ, con cái ai cũng có công việc, bận rộn cả ngày, không thể chăm sóc được, cụ đã tìm hiểu và quyết định  chọn Javilink là nơi an dưỡng tuổi già và Cụ ở trong nhà dưỡng lão từ đó. Khi chúng tôi hỏi: "Ở tuổi xế chiều, sao cụ không chuyển về nhà với con cháu?". Cụ cười buồn: "Các con tôi cũng có ý định đón bố về nhưng nhà cửa chật hẹp, không có không gian, chúng lại đi làm suốt, chẳng có ai ở nhà nên tôi vẫn ở lại đây".

Gia đình cụ vốn có truyền thống hiếu học, không chỉ các con cụ thành đạt mà 7 người cháu cũng đều tốt nghiệp đại học. Hàng tuần con cháu vẫn vào thăm cụ. Những khi nhớ con, nhớ cháu cụ chỉ còn biết gọi điện thoại. Cụ bảo: "Ai chẳng muốn về quê nhưng giờ lại thêm chân đau, sinh hoạt khó khăn mà về nhà cũng không có người trò chuyện". Mỗi khi nhà có việc, các con cụ lại vào đón bố về nhưng cụ đã quen với nếp sinh hoạt ở trung tâm này, nên về nhà hôm trước là hôm sau cụ lại vào ngay.

Cụ T. là một trong những người của lớp trí thức già, có địa vị xã hội và có những cống hiến nhất định, nay ở cái tuổi gần đất xa trời, họ lại tập trung vào đây. Ở Nhà dưỡng lão Javilink, có cụ từng là giáo sư, bác sỹ, dù vào sống trong nhà dưỡng lão vẫn say mê đọc sách, nghiên cứu, tìm hiểu. Có người là nhà giáo, đào tạo bao thế hệ học trò để rồi hàng năm cứ đến dịp 20/11, học sinh của ông lại kéo đến đây chúc mừng thầy. Rất nhiều trường hợp tìm đến với trung tâm, chọn đó là điểm dừng chân sau chặng đường cống hiến cho đời. Với họ, niềm vui có được hiện giờ là những câu chuyện chắp nối của quá khứ. Trong lúc cao hứng, cụ T. đọc mấy câu thơ mà cụ đã đúc kết được trong suốt thời gian ở Javilink khiến chúng tôi ai nấy cũng bất ngờ:

Dạo chân trên phố Hàm Nghi

          Gió thu heo mát xanh rì hàng cây

                  Javilink chính là đây

Trung tâm điều dưỡng dành ngay tuổi già

          Người già tính khí thất thường

Nhân viên điều dưỡng nhún nhường được ngay

          Miếng ăn cốc nước hàng ngày

Thơm ngon sạch sẽ bày ngay lên bàn

           Bác sĩ thăm hỏi nhẹ nhàng

Ai mà có bệnh sẵn sàng chữa ngay.

Cụ là một trong những người sẽ rất vui và hạnh phúc vì vẫn nhận được sự quan tâm từ con cháu, nhưng nhìn dáng cụ ngồi trên chiếc xe lăn quay trở lại phòng mới thấy hết cái cô quạnh của tuổi già. Có ai biết, cụ đã từng oai nghiêm đứng trước bao thế hệ học trò, gây dựng sự nghiệp "trồng người" cao quý, để rồi nay, trong cái tuổi gần đất xa trời lại lẽo đẽo một thân một mình chống chọi với đau đớn, bệnh tật trong căn phòng riêng. Quả thật, không gì khắc nghiệt như thời gian, dẫu biết rằng đó là quy luật muôn đời.

Khi viện dưỡng lão là nhà

Mặc dù, chuyện gửi bố mẹ vào nhà dưỡng lão vẫn khiến người ta băn khoăn về chữ "hiếu đạo" của con cái thời hiện đại. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, nhiều trường hợp gửi vào dưỡng lão lại là việc nên làm để chăm sóc tốt hơn cho người cao tuổi.

Theo chia sẻ nhân viên điều dưỡng, các cụ vào Javilink đều tự nguyện, gia đình gửi vào trung tâm ở thử một thời gian, nếu được sự đồng ý của cụ và người thân mới vào ở chính thức. Vì vậy, các cụ đều rất vui vẻ và an lòng, có cụ tự nguyện đề xuất với con cháu để vào ở viện.

Tìm gặp một trong những cụ đã có thâm niên ở viện, chúng tôi trò chuyện với cụ Hoàng T. V. (93 tuổi), người đã gắn bó với viện một thời gian dài. Ngay từ thang máy, tiếng cụ đã sang sảng cả khu phòng khiến ai cũng ngạc nhiên vì ở tuổi xưa nay hiếm cụ vẫn nói tốt và minh mẫn đến vậy. Nhìn thấy chúng tôi, cụ nhanh nhẹn lăn xe đến tay bắt mặt mừng như thể gặp được người thân quen đến thăm. Giọng cụ ôn tồn nhưng hào sảng, hỏi han chúng tôi từ chuyện công việc gia đình.

Cụ là người có khiếu hài hước nhất phòng, kí ức của cụ vẫn còn nguyên vẹn khi nhớ lại quãng thời gian làm tại công ty xây dựng. Cụ "than thở" cả đời làm việc chả có nổi dăm mảnh đất Hà Nội, thế mới thấy cụ liêm chính, thanh bạch đến nhường nào. Đến tận bây giờ, khi đã "lẫn" đi nhiều kí ức quá khứ và hiện tại nhưng cụ vẫn luôn tự hào về cuộc đời cống hiến của mình. 

Trước đây, khi mới vào viện, cụ rất yếu, phải dùng ống xông để ăn, các nhân viên túc trực để chăm sóc. Nhưng sau một thời gian tại viện, cụ đã khỏe dần, sức khỏe tốt và tự ăn uống được. Cụ vẫn hay pha trò, tự nhận mình đẹp trai, yêu vợ, trêu một số cụ bà trong phòng khiến ai cũng bật cười về độ hóm hỉnh của cụ. Cụ chia sẻ rằng: "Ở đây rất vui, các bà trêu tôi hoài. Nhưng chắc do tôi phong độ nên người ta thích để ý". 

Câu chuyện của những người chọn nhà dưỡng lão làm nơi dừng chân - Ảnh 2.

Sự hồn nhiên, vui tươi của các cụ như một nét vẽ màu sắc đầy tươi sáng nơi viện dưỡng lão. Họ vẫn cảm nhận được tình yêu, sự quan tâm, chăm sóc và cả tình bạn tuổi già. Có những cụ vẫn giữ quen nếp sinh hoạt cũ, mà làm ra những câu chuyện dở khóc dở cười. 

Theo lời kể, có cụ tính cẩn thận từ lúc ở nhà mà vào đây chỗ nào cũng buộc cửa để chống trộm. Có cụ nhà 5,6 người con vẫn một mực thích vào viện vì có bạn tuổi già trò chuyện với nhau.

Mong rằng, nếu có thể, xin chúng ta hãy sống cùng ba mẹ, hãy cạnh họ lúc mãn chiều xế bóng, để chăm sóc và quan tâm như cách ba mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta.

Lựa chọn Dưỡng Lão JAVILINK để báo hiếu cha mẹ một cách văn minh

Để biết thêm thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:

Tổng đài tư vấn: 1900633826 \\   Website: javilink.com.vn


PV
Ý kiến của bạn