Cắt giảm đường và tinh bột khỏi chế độ ăn có dự phòng đái tháo đường hiệu quả?

01-07-2022 08:15 | Y học 360
google news

SKĐS - Khi mắc đái tháo đường nhiều người thường có chế độ ăn kiêng, hạn chế tối đa gluxit, giảm đường, tinh bột. Việc cắt giảm đường và tinh bột khỏi chế độ ăn uống đối với người đái tháo đường là như thế nào và có dự phòng đái tháo đường hiệu quả?

Món ăn, bài thuốc tốt cho người bệnh đái tháo đườngMón ăn, bài thuốc tốt cho người bệnh đái tháo đường

SKĐS - Bệnh đái tháo đường Đông y quy vào chứng "tiêu khát". Các món ăn, bài thuốc dưới đây có tác dụng hỗ trợ điều trị căn bệnh này khá hiệu quả.

Mối liên quan giữa tinh bột và bệnh đái tháo đường

Người bị bệnh đái tháo đường cần đặc biệt chú ý đến lượng tinh bột hay Carbohydrate (Carb) trong chế độ ăn của mình, vì chất này ảnh hưởng đến mức đường huyết nhanh hơn nhóm chất đạm và chất béo.

Tinh bột có trong thức ăn ngọt, trái cây, sữa, sữa chua, bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì sợi, khoai tây và một số rau quả khác.

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết, có thể làm giảm nồng độ HbA1C từ 1 - 1,9 % đối với người bệnh đái tháo đường tuyp 1 và 0,3 -2% đối với người bệnh đái tháo đường tuyp 2. Trên thực tế, người bệnh đái tháo đường cần hạn chế tinh bột, chất béo bão hòa, tăng lượng chất béo chưa bão hòa và đạm trong chế độ ăn hàng ngày.

Cụ thể: Năng lượng trung bình của người lớn làm công việc nhẹ nhàng là: 30 kcal/kg cân nặng/ngày. Ví dụ: 1 người 50 kg làm văn phòng thì 1 ngày cần 30 x 50 = 1500 kcal/ngày.

Cắt giảm đường và tinh bột khỏi chế độ ăn có dự phòng đái tháo đường hiệu quả? - Ảnh 2.

Khi mắc đái tháo đường nhiều người thường có chế độ ăn kiêng, hạn chế tối đa gluxit, giảm đường, tinh bột.

‎Không nên quá kiêng khem, khẩu phần ăn hàng ngày phải đầy đủ 3 nhóm thực phẩm quan trọng: Protein (đạm), Lipid (mỡ) và Carbohydrate (chất bột đường). Ngoài ra, phải tăng cường chất xơ, rau củ. Trong đó: Protein (chất đạm): Lượng Protein nên đạt 0,8g/kg/ngày, năng lượng do Protein nên đạt 15 - 20% năng lượng khẩu phần.

Chất béo (Lipit): Giảm chất béo động vật vì có nhiều axit béo bão hoà, nên ăn các axit béo chưa bão hoà có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu mè (vừng), dầu đậu nành, dầu hướng dương... Tỷ lệ năng lượng do chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần và không nên vượt quá 30%.

Chất bột đường (Carbohydrate): Nên sử dụng các loại Carbohydrate phức hợp dưới dạng các hạt và khoai củ với lượng vừa đủ. Không ăn các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao (bánh, kẹo, nước ngọt...). Giảm gạo, mì, ngô, khoai, không nên ăn miến. Tỷ lệ năng lượng do Carbohydrate cung cấp nên đạt 50 -60% tổng số năng lượng khẩu phần.

Loại có hàm lượng Carbohydrate ≤ 5%: Có thể sử dụng hàng ngày, gồm các loại thịt, cá, đậu phụ (số lượng vừa phải), hầu hết các loại rau xanh còn tươi và một số trái cây ít ngọt như: Dưa bở, dưa hấu, nho ta, nhót chín… với lượng vừa đủ (không quá 1 nắm tay)

Loại có hàm lượng Carbohydrate từ 10 - 20%: Nên ăn hạn chế (một tuần có thể ăn 2 - 3 lần với số lượng vừa phải) gồm một số hoa quả tương đối ngọt như quýt, táo, vú sữa, na, hồng xiêm, xoài chín, sữa đậu nành, các loại đậu quả (đậu vàng, đậu hà lan...)

Loại có hàm lượng Carbohydrate từ ≥ 20%: Cần kiêng hay hạn chế tối đa vì khi ăn vào làm tăng nhanh đường huyết gồm các loại bánh, mứt, kẹo, nước ngọt và các loại trái cây ngọt nhiều (mít khô, vải khô, nhãn khô…)

Cắt giảm đường và tinh bột khỏi chế độ ăn có dự phòng đái tháo đường hiệu quả? - Ảnh 4.

Người bệnh đái tháo đường không nên quá kiêng khem, khẩu phần ăn hàng ngày phải đầy đủ 3 nhóm thực phẩm quan trọng.

Sai lầm thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường

Quá lo sợ biến chứng người bệnh đái tháo đường cho rằng cần ăn kiêng đường và tinh bột tuyệt đối. Nhiều người đã lựa chọn cách ăn uống cực đoan, chỉ ăn rau xanh, không thịt cá, hoa quả chín... Điều này là cực kỳ sai lầm, nếu ăn kiêng cực đoan trong thời gian dài khiến cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng, suy kiệt. Cơ thể không có đường thì không sinh ra năng lượng, não bộ sẽ trì trệ, cơ thể mệt mỏi, hạ đường huyết.

Người bệnh vẫn phải ăn cơm, bún, miến, khoai, chỉ là ăn ít hơn bình thường. Có đủ năng lượng sống rồi mới tính đến điều chỉnh để chữa bệnh.

Bên cạnh đó, nhiều người bệnh đái tháo đường mặc dù lựa chọn chọn đúng thực phẩm nhưng lại chế biến sai. Cách chế biến thực phẩm khác nhau sẽ mang lại giá trị đường khác nhau. Theo các chuyên gia, nếu nấu cơm khô vừa phải thì một bát con cơm sẽ có lượng đường là 58% nhưng nếu nấu nhiều nước cơm mềm hơn, lượng đường sẽ tăng thêm 20%. Tương tự nếu cà rốt ăn sống, uống nước ép tươi, lượng đường là 16%. Nhưng nếu thái nhỏ, nấu súp, hầm nhừ thì lượng đường là 92%, hoàn toàn phản tác dụng trong điều trị tiểu đường.

Như vậy, có thể nói các thực phẩm nếu hầm nhừ, chiên xào quá lâu, cắt nhỏ sẽ làm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, thức ăn mềm sẽ giúp hệ tiêu hóa vận hành dễ dàng hơn, chuyển hóa dinh dưỡng nhanh hơn, lượng đường hấp thu vào máu nhanh. Do vậy, người bệnh đái tháo đường cần chú ý đến cách chế biến thực phẩm nấu chín vừa phải.

Cắt giảm đường và tinh bột khỏi chế độ ăn có dự phòng đái tháo đường hiệu quả? - Ảnh 5.

Các loại trái cây có nồng độ đường thấp có thể sử dụng hàng ngày với lượng vừa đủ.

Ăn đường có mắc đái tháo đường không?

Hiện nay, vẫn còn nhiều người có quan điểm cho rằng, ăn quá nhiều đường hay thức ăn ngọt sẽ bị đái tháo đường. Điều này không hoàn toàn đúng. Nguyên nhân là do cơ thể chúng ta rất cần đường để tạo thành năng lượng. Não hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào đường Glucose được cung cấp từ thực phẩm.

Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến béo phì, bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác. Vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất về nguyên nhân trực tiếp khiến bệnh đái tháo đường phát triển hay không. Và rất nhiều nghiên cứu cho thấy ăn quá nhiều đường sẽ khiến cơ thể tăng cân, gây thừa cân béo phì là điều được các nhà khoa học khẳng định. Đây lại là yếu tố nguy cơ cao của bệnh tiểu đường loại 2.

Đối với người bệnh đái tháo đường, ăn quá nhiều đường làm cho các biểu hiện cũng như những biến chứng của bệnh thêm tồi tệ. Dư thừa lượng đường trong cơ thể sẽ khiến khó kiểm soát lượng đường trong máu hơn.

Cắt giảm đường và tinh bột khỏi chế độ ăn có dự phòng đái tháo đường hiệu quả? - Ảnh 6.

Người bệnh đái tháo đường cần thường xuyên vận động để giúp giảm chỉ số đường huyết.

Người bệnh đái tháo đường cần làm gì?

Để không béo phì và hạn chế được bệnh đái tháo đường, việc giảm đường và tinh bột là rất cần thiết. Tuy nhiên, không kiêng khem quá, tuyệt đối không được cắt bỏ hoàn toàn thực phẩm, chỉ cần hạn chế thực phẩm không tốt, ăn cân đối, khoa học.

Đối với bệnh nhân tiền đái tháo đường, chế độ ăn và luyện tập có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện đái tháo đường tuyp 2 trong tương lai. Người bệnh tiền đái tháo đường, hay mắc đái tháo đường cũng không cần kiêng khem quá mức, chế độ ăn cần đảm bảo đầy đủ 3 thành phần Protein (đạm), Lipid (mỡ) và Carbohydrate (chất bột đường), ngoài ra, phải tăng cường chất xơ, rau củ

Với nguyên tắc hạn chế tinh bột (gạo, xôi, bánh mì, bún, phở…) hạn chế chất béo bão hòa (béo động vật), tăng lượng chất béo chưa bão hòa (dầu thực vật như dầu mè, dầu hướng dương, dầu đậu nành…), tăng lượng đạm trong chế độ ăn hàng ngày, ăn nhiều rau củ, chất xơ (càng nhiều càng tốt).

Các loại trái cây có nồng độ đường thấp: Dưa bở, dưa hấu, nho ta, bơ, thanh long, bưởi… có thể sử dụng hàng ngày với lượng vừa đủ. Các trái cây tương đối ngọt ên ăn hạn chế (một tuần có thể ăn 2 - 3 lần với số lượng vừa phải) như quýt, táo, vú sữa, na, hồng xiêm, xoài chín, sữa đậu nành, các loại đậu quả (đậu vàng, đậu hà lan...).

Cân bằng tỷ lệ Carbohydrate, Protein và chất béo; bổ sung những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít chất béo và calo như rau củ, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt; theo dõi đường huyết sau bữa ăn… Tốt nhất, nếu muốn thực hiện chế độ ăn như thế nào người bệnh cũng như người muốn thực hiện ăn kiêng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn chế độ ăn uống thích hợp.

Ngoài ra, cần thường xuyên vận động vì việc vận động không chỉ giúp giảm chỉ số đường huyết, duy trì cân nặng ở mức ổn định mà còn giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch… Khuyến cáo bệnh nhân đái tháo đường tập thể dục thể thao ít nhất 5 ngày mỗi tuần với thời gian tập 30 phút mỗi ngày, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn bài tập phù hợp.

Mời độc giả xem thêm video:

Người bệnh đái tháo đường có nên ăn xoài?


BS Nguyễn Nga
Ý kiến của bạn