Cát cánh – Vùng trồng dược liệu đạt chuẩn quốc tế trên đất Việt

19-12-2019 14:33 | Xã hội
google news

SKĐS - Đằng sau vẻ đẹp nao lòng với 5 cánh mong manh tím biếc. Cát cánh là vị thuốc hữu hiệu có mặt trong hầu hết các bài thuốc trị ho. Dựa trên các nghiên cứu và thực chứng, các nhà khoa học của Nam Dược đã đưa thành phần này vào sản phẩm trị ho, cảm cho trẻ Việt và chủ động nguồn nguyên liệu với vùng trồng dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO.

Những phát hiện thú vị về cát cánh và công dụng chữa ho

Cát cánh có tên khoa học là Platycodon grandiforum, thuộc họ hoa chuông. Theo sách Đông Dược học Thiết yếu của Viện nghiên cứu Trung y (do lương y Trần Văn Quảng dịch), cát cánh là loại cây thảo sống lâu năm, thân cao 0,60-0,90m. Rễ củ màu vàng nhạt, lá gần như không có cuống. Bộ phận dùng làm thuốc là phần rễ củ, thường được phơi hoặc sấy khô.

Cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc” của Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, ghi: “Cát cánh phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm Đông-Bắc Á, gồm Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên. Cây được trồng lâu đời ở Trung Quốc và được nhập vào nước ta khoảng 40 năm gần đây. Trên lâm sàng, chất saponin của cát cánh có tác dụng tiêu đờm rõ rệt. Rễ cát cánh có tác dụng giảm đau, hạ nhiệt, giảm ho và khử đờm, chống loét và chống viêm.

Tại Hàn Quốc, rễ cát cánh được dùng điều trị hen suyễn, viêm phế quản, lao phổi, tiểu đường và các bệnh viêm nhiễm. Cát cánh được dùng trong y học  Trung Quốc làm thuốc long đờm, chữa ho, một số bệnh về phổi và phế quản. Ở Nhật Bản, cát cánh dùng chữa đau họng, viêm phế quản, ho có đờm… Ở Ấn Độ, rễ cát cánh là vị thuốc quan trọng dùng làm thuốc long đờm, thuốc bổ, chữa đầy bụng.

Vùng trồng cát cánh đạt tiêu chuẩn GACP-WHO tại Việt Nam

Nam Dược là doanh nghiệp tiên phong xây dựng vùng trồng cát cánh tại nước ta để chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất Siro ho cảm - sản phẩm giúp giảm ho, tiêu đờm, giải cảm cho trẻ em. Tiến sĩ dược học Hoàng Minh Châu, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nam Dược cho biết: “Để có sản phẩm hiệu quả và an toàn tuyệt đối cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, chúng tôi quyết tâm đầu tư cho vùng trồng dược liệu sạch đạt tiêu chuẩn cao nhất của thế giới là GACP-WHO, dù biết sẽ gặp nhiều thách thức”.

Vùng cát cánh ở Bắc Hà, Lào Cai của Nam Dược được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn GACP-WHO, với sự hỗ trợ và giám sát kỹ thuật bởi BioTrade – Dự án phát triển dược liệu sạch do Liên minh châu Âu tài trợ và chính thức được cấp chứng nhận đạt chuẩn tháng 9/2018. Giữa núi rừng mát mẻ, không khí trong lành, cát cánh sinh trưởng tốt, cho hàm lượng hoạt chất cao.

Không chỉ cung cấp 100% nguồn dược liệu sạch để làm Siro ho cảm, vùng cát cánh đạt tiêu chuẩn GACP-WHO còn góp phần tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống cho đồng bào dân tộc tại huyện Bắc Hà, Lào Cai.

Vừa thu hoạch xong vụ cát cánh và chuẩn bị vào vụ mới, chị Giàng Suối Phấn, dân tộc Phù Lá, xã Lùng Phình, hồ hởi khoe: “Năm nay gia đình tôi có cái tết no ấm rồi. Tôi còn có khoản nhỏ gửi tiết kiệm và cất nhà mới”.

Tại thôn chị, nhiều người từng phải sang Trung Quốc làm thuê, nay có thể trồng cát cánh đủ trang trải cuộc sống tại chính nương đất quê mình.

Chị Giàng suối Phấn ở trên vùng trồng cát cánh tại Bắc Hà, Lào Cai

Ông Ma Xua Nam, cán bộ Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Bắc Hà, cho biết, khí hậu Bắc Hà có 4 mùa rõ rệt, nhất là mùa đông lạnh ẩm nên phù hợp với điều kiện sinh thái của cây. Các xã vùng cao của huyện có độ cao từ 1.000 tới 1.500m so với mực nước biển, tầng đất dày và nhiều mùn nên cây sinh trưởng tốt, cho hoạt chất cao, ổn định. Hằng năm, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm huyện cùng chuyên gia Nam Dược và chuyên gia Biotrade đều tổ chức tập huấn cho bà con về kỹ thuật sản xuất cây dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO.

Theo ông Nam, trên địa bàn huyện có khoảng 80 hộ dân trồng ccát cánh, với tổng diện tích 14ha. Cuộc sống của bà con được nâng cao do giá bán cát cánh cao hơn các loại cây nông nghiệp và dược liệu khác. Cát cánh không chỉ cho thu hoạch củ mà còn cả hạt để làm giống. Qua hoạch toán, trừ chi phí sản xuất, mỗi ha trồng cát cánh cho thu nhập trên 60 triệu đồng.

Những cánh đồng cát cánh mỗi năm lại nhuộm tím thêm nhiều ruộng nương vùng cao Bắc Hà khi diện tích trồng được mở rộng, chất lượng được nâng cao do bà con đã làm chủ được kỹ thuật theo tiêu chuẩn GACP-WHO. Từ vùng núi Bắc Hà mát lành, cát cánh kết hợp cùng các dược liệu sạch khác như quất ở Nam Định, húng chanh tại Đồng Tháp, mạch môn tại Phú Thọ… làm nên sản phẩm Siro ho cảm – sản phẩm lan tỏa khắp mọi miền đất nước bảo vệ cho tất cả trẻ em khỏi ho, cảm 4 mùa.

Để đạt tiêu chuẩn GACP-WHO, các vùng trồng dược liệu sạch Ích Nhi đảm bảo 3 không: Không dư lượng thuốc trừ sâu, Không thuốc kích thích tăng trưởng, Không hóa chất bảo quản và 3 có: Có nguồn giống tốt, Có hoạt chất cao, ổn định; Có quy trình chuẩn. Siro ho cảm Ích Nhi đã được Bộ Y tế chứng nhận sử dụng an toàn với cả trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và cho con bú

Số GPQC: 02224/2019/ATTP-XNQC

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh


Ý kiến của bạn