Hà Nội

Cắt amidan: Chuyên gia nhấn mạnh những vấn đề cần lưu ý

19-01-2022 17:22 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Viêm amidan là bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Nhiều bệnh nhân đi khám và được bác sĩ tư vấn phẫu thuật cắt amidan để điều trị bệnh. Vậy amidan là gì, khi nào cần cắt amidan và những vấn đề nào cần lưu ý khi thực hiện phẫu thuật này?

Mời các bạn xem bài viết chi tiết dưới đây của ThS.BS. Vũ Văn Tiến – Phòng khám đa khoa Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cơ sở Cầu Giấy.

1. Amidan là gì?

Amidan là từ để chỉ chung các tổ chức bạch huyết dưới niêm mạc vùng họng. Các tổ chức này tập trung thành vòng Waldayer, gồm 6 khối amidan:

- Amidan vòm hay còn gọi là VA: nằm ở vòm họng, muốn quan sát được phải nội soi qua mũi.

- Amidan vòi: gồm 2 khối ở bên phải và trái, nằm xung quanh lỗ vòi tai.

- Amidan khẩu cái: gồm 2 khối nằm trong hốc amidan ở 2 thành bên họng.

- Amidan đáy lưỡi: 1 khối nằm ở đáy lưỡi

Hiện nay, amidan thường được dùng để gọi tắt cho amidan khẩu cái. Nhiều bệnh nhân có amidan to chỉ cần há miệng đã có thể quan sát được. Bình thường, amidan có chức năng sinh kháng thể tham gia vào hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể, hoạt động mạnh ở trẻ em và sẽ giảm dần ở độ tuổi trưởng thành. 

Tuy nhiên, khi viêm đi viêm lại nhiều lần và điều trị không triệt để, amidan lại trở thành ổ nhiễm khuẩn gây bệnh cho cơ thể và dễ dẫn đến các biến chứng, khiến cho người bệnh khó chịu. Do đó, trong nhiều trường hợp, bệnh nhân đi khám sẽ được bác sĩ tư vấn cắt amidan để cải thiện chất lượng cuộc sống.

BS. Vũ Văn Tiến – Phòng khám đa khoa Bệnh viện Đại học Y Hn, cơ sở Cầu giấy.

ThS. BS. Vũ Văn Tiến

2. Khi nào cần cắt Amidan?

Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định cắt amidan trong những trường hợp sau:

- Tần suất viêm: 7 lần/năm, 5 lần/năm trong 2 năm liên tiếp, 3 lần/năm trong 3 năm liên tiếp trở lên.

- Amidan to ảnh hưởng đến nuốt, phát âm, gây ngủ ngáy, có cơn ngừng thở lúc ngủ

- Viêm amidan có biến chứng: biến chứng tại chỗ như viêm tấy – áp xe quanh amidan, biến chứng ở các cơ quan lân cận như viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản - phổi hoặc các biến chứng toàn thân như viêm cầu thận, viêm khớp, viêm cơ tim do liên cầu tan huyết beta nhóm A…

- U amidan nghi ngờ ác tính cần cắt và gửi xét nghiệm giải phẫu bệnh

- Amidan có nhiều hốc chứa tổ chức bã đậu gây hôi miệng.

3. Không cắt amidan trong những trường hợp nào?

- Chống chỉ định tuyệt đối với những bệnh nhân có:

- Chống chỉ định tương đối với:

  • Bệnh nhân đang có viêm cấp tại amidan, đang có biến chứng viêm tấy hoặc áp-xe quanh amidan cần phải điều trị ổn định, phẫu thuật sau 1-2 tháng.
  • Bệnh nhân nữ đang kỳ kinh nguyệt sẽ đợi qua chu kỳ để phẫu thuật.
  • Bệnh mạn tính đang tiến triển cần điều trị ổn định trước khi phẫu thuật.
  • Về độ tuổi, cắt amidan thường với trẻ từ 5 tuổi trở lên.
Amidan là từ để chỉ chung các tổ chức bạch huyết dưới niêm mạc vùng họng.

Amidan là từ để chỉ chung các tổ chức bạch huyết dưới niêm mạc vùng họng.

4. Thực hiện cắt amidan ở đâu và cần chuẩn bị gì trước mổ?

- Phẫu thuật cắt amidan phải được tiến hành tại bệnh viện.

- Bệnh nhân phải nhịn ăn, uống trước phẫu thuật ít nhất 6h; Làm các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, nước tiểu, chụp X-Quang tim phổi, điện tim...bSau khi có kết quả, bác sĩ chuyên khoa gây mê hồi sức sẽ khám lại bệnh nhân để đánh giá khả năng gây mê trước khi phẫu thuật.

- Sau khi mổ, bệnh nhân sẽ được theo dõi tại bệnh viện. Nếu không có diễn biến bất thường, bệnh nhân sẽ được bác sĩ khám lại và có thể xuất viện sau mổ 1-2 ngày.

5. Dụng cụ cắt amidan

Hiện nay, có nhiều phương pháp được áp dụng để cắt amidan như dao Coblator, dao Plasma, dao Humer, dao điện, tia Laser. 

Trong đó, dao Coblator và dao Plamsa được nhiều cơ sở lựa chọn vì có nhiệt độ cắt thấp, ít tổn thương mô xung quanh, giảm đau tốt, khả năng cầm máu tại chỗ tốt nên giảm nguy cơ chảy máu trong và sau mổ, rút ngắn thời gian phẫu thuật và hồi phục cho bệnh nhân.

Hiện nay, có nhiều phương pháp được áp dụng để cắt Amidan như dao Coblator, dao Plasma, dao Humer, dao điện, tia Laser.

Thực hiện cắt amidan thường với trẻ từ 5 tuổi trở lên.

6. Chăm sóc sau phẫu thuật amidan thế nào?

- Về chế độ ăn: Bệnh nhân cần ăn đồ mềm và nguội trong 1 tuần như bún, mì, phở, cháo, các loại hoa quả, rau xanh… đầy đủ để nhanh phục hồi sức khoẻ. Bên cạnh đó, người bệnh cần nghỉ ngơi, hạn chế tập thể dục hoặc lao động nặng. Sau mổ 7 ngày thì chế độ ăn uống trở về bình thường.

- Bệnh nhân được dùng các thuốc sau mổ theo đơn của bác sĩ. Đau sau mổ có thể kéo dài từ 2-7 ngày, tuy nhiên mức độ giảm dần. Bệnh nhân có thể sử dụng các thuốc giảm đau thông thường có chứa thành phần Paracetamol hoặc Ibuprofen với liều phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ. 

- Chảy máu sau mổ cũng là hiện tượng có thể gặp ở bệnh nhân sau cắt amidan, do bong giả mạc trong quá trình lành hốc mổ. Nếu chảy máu ít, người bệnh nhè ra nước bọt lẫn máu thì có thể ngậm đá lạnh từ 10-15 phút sẽ tự cầm máu được. 

Nếu người bệnh đã ngậm đá lạnh liên tục 30 phút mà vẫn chảy máu thì phải liên hệ với bác sĩ phẫu thuật hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn xử trí.

Viêm amidan ở người lớn:  Làm gì để phòng ngừa hiệu quả?Viêm amidan ở người lớn: Làm gì để phòng ngừa hiệu quả?

SKĐS - Dù viêm amidan thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng người lớn cũng có thể mắc bệnh này và gặp biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Xem thêm video được quan tâm:

Tăng sức khỏe cho F0 tại nhà.



ThS.BS. Vũ Văn Tiến
Phòng khám đa khoa Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cơ sở Cầu Giấy.
Ý kiến của bạn