Hà Nội

Cấp cứu trẻ ngưng thở phòng tránh mất não

10-12-2015 08:25 | Đời sống
google news

SKĐS - Ở các nước phát triển, việc cấp cứu người bị ngưng tim ngưng thở được tập huấn cho tất cả mọi người trong xã hội và đây được xem là một kỹ năng cần thiết.

Hỏi: Vừa qua có một bé ngưng thở được các cô giáo đưa vào bệnh viện, sau khi cấp cứu có tim lại nhưng lại bị chết não. Vậy thời gian tối đa để không chết não là bao lâu, cách xác định trẻ cần được cấp cứu?

(Nguyễn Văn An - Bình Phước)

Trả lời: Nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra khi trẻ bị ngưng thở do một nguyên nhân nào đó không được cấp cứu kịp thời, khi đưa được trẻ đến bệnh viện thì các thầy thuốc không thể làm gì được. Như bạn nêu ở một trường mẫu giáo khi trẻ bị ngưng thở, các cô giáo đã nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện thì trẻ đã mất não dù cấp cứu có tim đập trở lại. Tại sao không thực hiện cấp cứu ngay tại chỗ? Có thể do không có người biết thực hiện cấp cứu hoặc vấn đề pháp lý.

Thật ra ở các nước, việc cấp cứu người bị ngưng tim ngưng thở được tập huấn cho tất cả mọi người trong xã hội và đây được xem là một kỹ năng cần thiết. Chúng ta biết rằng não là một trong những cơ quan tiêu thụ nhiều oxy và chịu đựng tình trạng thiếu oxy kém nhất. Não là một cơ quan quan trọng bậc nhất cần phải được bảo vệ. Khi tình trạng thiếu oxy não xảy ra kéo dài trên 5 phút thì tế bào não sẽ chết đi và không thể hồi phục được. Mục đích của việc cấp cứu nhanh chóng người ngưng thở là để cứu não, nếu não đã chết thì mọi nỗ lực cứu chữa xem như thất bại. Thường thì ngay sau khi hô hấp ngưng thì tim cũng ngưng hoạt động nên nói về cấp cứu ngừng thở sẽ bao hàm cấp cứu ngưng tim ngưng thở.

Nhận biết một người ngưng thở khi nhìn thấy da tím tái và mất ý thức, quan trọng là không thấy người đó thở. Khi đó lồng ngực sẽ không di động, để một cọng tóc hoặc miếng giấy mỏng ở trước lỗ mũi không thấy động đậy. Song song đó tiến hành bắt mạch ở cổ tay hoặc cạnh cổ không nẩy thì tim đã ngưng, có thể đặt tay lên lồng ngực bên trái (dưới núm vú chút tí) không nhận được sự  nẩy của tim. Khi xác định được trẻ đã ngưng thở phải tiến hành cấp cứu ngay không được di chuyển trẻ đi bởi chúng ta chỉ có khoảng thời gian 3 - 5 phút cho việc tái lập lại hô hấp tuần hoàn. Trong thời gian này sẽ có người gọi điện thoại đến cấp cứu 115..


BS.CKII. Đặng Minh Trí
Ý kiến của bạn