Quá trình theo dõi chuyển dạ phát hiện nhịp tim thai trên monitoring nghi ngờ, ê kíp bác sĩ trực khoa sản đã phối hợp cùng bác sĩ gây mê nhanh chóng tiến hành mổ bắt con.
Ghi nhận trong quá trình phẫu thuật, dây rốn bé bị thắt nút. Cuộc phẫu thuật thành công đã đem lại niềm vui cho gia đình sản phụ và ê kíp bác sĩ, nữ hộ sinh tại bệnh viện.
Sản phụ Dịu H. sau phẫu thuật
Dây rốn trung bình dài từ 40 - 60cm và có đường kính 1,5-2cm, có vai trò vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng từ nhau thai tới bào thai. Việc dây rốn bị thắt nút là một trong những trường hợp ít gặp trong quá trình mang thai, với tỉ lệ khoảng 0,3-2 % trường hợp. Dây rốn thắt nút sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt qua trình đau đẻ càng kéo dài thì nguy cơ tử vong của bé càng cao nếu không xử lý kịp thời.
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến sự hình thành của dây rốn thắt nút bao gồm:
- Mẹ lớn tuổi
- Thai giới tính nam
- Thai nhỏ
- Thai hoạt động nhiều
- Dây rốn dài
- Nước ối nhiều
- Đa thai
Việc chẩn đoán dây rốn thắt nút dựa vào chủ yếu là siêu âm thai nhi Doppler màu và siêu âm 4D. Cần phân biệt với dây rốn thắt nút giả do sự dày lên của thạch Wharton hoặc phù nề mạch máu dây rốn, và không gây nguy hại gì cho thai nhi trong thai kỳ và thời kỳ chuyển dạ.
Theo dõi chuyển dạ ở thai nhi có dây rốn thắt nút cần được theo dõi nghiêm ngặt bằng monitoring tim thai để phát hiện sớm dấu hiệu thai suy và mổ lấy thai kịp thời. Trường hợp dây rốn thắt nút lỏng vẫn có thể sinh thường ngã âm đạo.
Cuối cùng, không có biện pháp phòng ngừa dây rốn thắt nút, chỉ có tầm soát và siêu âm đánh giá tình trạng dây rốn trong suốt thời kỳ mang thai ở cơ sở y tế tin cậy mói giúp phát hiện sớm và ngăn ngừa biến chứng.
Bệnh viện Trung ương Huế - cơ sở 2 là một trong những địa chỉ tin cậy trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân trong khu vực và các tỉnh lân cận.