Cấp cứu thành công bệnh nhân bị ngừng tuần hoàn

28-04-2016 15:00 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - Khoảng 17h ngày 21 tháng 4 năm 2016 Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện quân y 110 tiếp nhận Bệnh nhân Nguyễn Công Huy, 25 tuổi, Trung úy, Cán bộ, Trường Sĩ quan Chính trị, ngừng tuần hoàn ngoại viện do gắng sức sau tập thể thao.

Theo Đại tá, Bác sĩ CK2, Ngô Hữu Long CNK Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện quân y 110 người trực tiếp cấp cứu cho bệnh nhân Huy cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mất ý thức, mạch ngừng đập, mất mảnh cảnh, mạch bẹn, mất nhịp tự thở, không có huyết áp, đồng tử giãn. Cơ hội sống của bệnh nhân rất ít.

Tuy nhiên, bác sĩ  Long cùng bác sĩ Phạm Đình Quỳnh tham gia kíp trực hôm đó khẩn trương hồi sức cấp cứu cho bệnh nhân (ép tim ngoài lồng ngực, đặt nội khí quản, thở máy, dùng thuốc, sốc điện…). Sau 30 phút cấp cứu, tim bệnh nhân đập trở lại. đến 11h30 ngày 22/4/2016, thì tình trạng hô hấp bệnh nhân cải thiện rõ, tỉnh táo hoàn toàn, tự thở được không cần đặt ống nội khí quản. Bệnh nhân được điều trị tích cực tại khoa hồi sức cấp cứu, sau 4 ngày thì tình trạng hô hấp cải thiện rõ, tỉnh táo hoàn toàn, tiếp xúc tốt, ăn ngủ được. Hôm nay, Sau 7 ngày điều trị, bệnh nhân ổn định, sức khỏe tốt đã được ra viện.

Cấp cứu bệnh nhân tại khoa A12

Theo Đại tá, PGS, TS Diêm Đăng Thanh - Giám đốc Bệnh viện cho biết, ca cấp cứu thành công do bệnh nhân được đưa vào bệnh viện nhanh chóng và sự điều trị tích cực của kíp trực. Các trường hợp ngừng tuần hoàn không hiếm gặp tại Bệnh viện (mỗi tháng có 2-3ca). Tỷ lệ cấp cứu thành công không nhiều. Riêng tháng 4/22016 Bệnh viện đã cấp cứu thành công 3/3 ca bệnh nhân ngừng tuần hoàn ngoại viện.

Ngừng tuần hoàn do nhiều nguyên nhân nhưng có 2 nguyên nhân hàng đầu là bệnh mạch vành cấp và đột quỵ não. Trong cấp cứu ngừng tuần hoàn, thời gian quý như vàng vì sớm phút nào cơ hội sống còn tăng lúc đó. Sau 3 phút ngừng tuần hoàn nếu bệnh nhân có cơ may sống thì não phục hồi cũng rất kém. Đặc biệt, lưu ý khi gặp người có dấu hiệu dáng đi bất định, mất mạch cảnh, mạch bẹn, thở ngáp… (dấu hiệu của ngừng tuần hoàn) người bên cạnh có thể sơ cứu bằng cách dùng tay ép tim ngoài lồng ngực ít nhất 100 lần/phút hoặc nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.


Trịnh Đình Hiệp
Ý kiến của bạn