Hà Nội

Cấp cứu đuối nước

24-06-2020 07:54 | Đời sống
google news

SKĐS - Đuối nước là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do tai nạn tại Việt Nam. Việc hiểu rõ các biện pháp hỗ trợ, ứng cứu cũng như sơ cấp cứu là vô cùng cần thiết để giảm thiểu các tai nạn thương tâm do đuối nước gây ra.

Đuối nước thường do sẩy chân rơi xuống nước hoặc trong khi bơi xảy ra tai nạn. Một số liệu thống kê cho biết, tỷ lệ chết đuối chiếm 10% so với tổng số sự cố tai nạn. Đuối nước là do nhiều lượng nước tràn vào phổi, hoặc nước lạnh kích thích, gây co thắt cuống họng, tạo thành thiếu oxy hoặc ngạt thở. Quá trình đuối nước rất nhanh, thường 4 - 5 phút hoặc 6 - 7 phút thì tử vong do ngưng thở ngưng tim. Cần cấp cứu tích cực.

Nguyên nhân gây chết đuối

Người bị đuối nước nhẹ sắc mặt trắng nhạt; môi miệng xanh tím; hoảng sợ, nhưng thần chí tỉnh táo, vẫn hít thở, tim còn đập. Người đuối nước nặng vùng mặt xanh tím; phù, khoan miệng chứa đầy nước bọt hoặc kèm có máu, phình bụng trên, tay chân lạnh ngắt, hôn mê bất tỉnh, co giật, trước sau ngưng thở ngưng tim. Nguyên nhân gây chết đuối gồm:

- Nhiều lượng nước; rong rêu; đất cát đi vào mũi miệng; khí quản và phổi, tắc nghẽn đường hô hấp gây ngạt thở.

- Hoảng sợ; lạnh ngắt làm co thắt hầu họng, đường hô hấp tắc nghẽn mà ngạt thở.

- Đuối nước nước lợ, nhiều lượng nước đi vào máu, máu bị làm loãng, xảy ra tán huyết, kali tăng cao dẫn đến rung tâm thất - ngưng tim; đuối nước nước biển, nhiều natri gây tăng áp lực thẩm thấu máu, tạo thành phù phổi nghiêm trọng, dẫn đến suy tim rồi tử vong.

- Đuối chìm xảy ra dưới nước, thời gian truy tìm người bị nạn tốn thời gian, khi được đưa lên bờ đã mất đi thời cơ cứu chữa.

Cấp cứu đuối nước

Ứng cứu tai nạn đuối nước

1. Tự cứu

Phương pháp cụ thể là chọn vị trí ngửa mặt, đầu hướng ra sau, miệng hướng lên trời, cố gắng làm cho miệng mũi lộ trên mặt nước, tiến hành hít thở. Thở ra nông mà hít vào sâu, hơi nổi lên mặt nước chờ cứu. Cũng có thể cố gắng nín thở, nhằm tránh sặc nước. Không thể giơ tay lên hoặc giãy giụa, vì giơ tay lên sẽ làm ta chìm xuống. Nếu đuối nước do vọp bẻ, lập tức kêu cứu, tự mình kéo thẳng ngón chân cái, dùng vị trí ngửa mặt, để nổi trên mặt nước.

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mỗi năm Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước. Đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em, chiếm 48,8% do tai nạn thương tích. Tỷ lệ đuối nước trẻ em ở Việt Nam cao gấp 10 lần so với các nước phát triển. Có 53% các trường hợp chết đuối xảy ra khi trẻ em chơi gần ao, suối, sông, hồ, kênh, mương… không có sự bảo vệ của người lớn.

2.Người khác trợ giúp

Người biết bơi cố gắng cởi bỏ áo ngoài; tháo giày, dép, nhanh chóng bơi gần người bị nạn, tiến lên từ phía sau, dùng tay trái nắm tay phải hoặc nắm tóc dùng hình thức bơi ngửa kéo về bờ, cũng có thể từ sau lưng nắm nách kéo đi. Người không biết bơi cấm dùng tay trực tiếp kéo người bị nạn, tại hiện trường tìm đoạn dây hoặc một cây sào, cho người bị nạn nắm và kéo lên bờ.

3. Khi đi tàu thuyền

Khi đi tàu thuyền đột nhiên xảy ra sự cố tai nạn nghiêm trọng, hoặc do chen lấn mà rơi xuống nước, không nên hoảng sợ tuyệt vọng, nên dùng biện pháp tích cực tự cứu có hiệu quả là:

- Hốt hoảng luống cuống là kẻ thù lớn nhất, cần đảm bảo bình tĩnh, tự tin mình sẽ được cứu.

- Sau khi rơi xuống nước, có người cho rằng cởi bỏ quần áo để giảm nhẹ, đây là cách làm thiếu hiểu biết, bởi vì thời gian dài, rất có khả năng dẫn đến lạnh cóng hoặc lạnh chết. Thực tế, quần áo ướt không gây gánh nặng cho người bị nạn; trước lại, quần áo ướt có thể sản sinh một thứ lực nổi.

- Khi rơi xuống nước có mặc áo cứu hộ hoặc đang mang phao, người bị nạn nên dùng tư thế cúi xuống co chân để giảm mất thân nhiệt. Ngoại trừ cách bờ không xa, hoặc muốn đến gần tàu thuyền và những người bị nạn khác và tránh các vật nổi, vòng xoáy... Không nên di chuyển không có mục đích, nhằm bảo tồn thể lực.

- Cần phát ra tín hiệu cầu cứu, chẳng hạn thổi kèn, hoặc vẫy áo quần có màu sặc sỡ, để người cứu nạn phát hiện sớm.

Cấp cứu cho nạn nhân đuối nước

Sau khi đưa người bị nạn lên bờ, bất kể người bệnh phải chăng đã ngưng thở, nên cấp cứu bằng các phương pháp như sau:

- Lập tức loại bỏ đất cát; chất nôn trong miệng mũi, đảm bảo đường thở thông thoáng. Người nghiến chặt răng cần dùng sức ấn vào hai bên má cho hả ra.

- Người thở yếu hoặc đã ngưng thở, lập tức hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực. Tiến hành hà hơi thổi ngạt thời gian phải dài, không nên bỏ cuộc dễ dàng, có thể cho thở oxy và giữ ấm.

- Không nên ngồi chờ bác sĩ đến hoặc không xử lý mà trực tiếp đưa đi bệnh viện, làm mất thời cơ quý báu cứu chữa ban đầu.

- Phần lớn người đuối nước chẳng phải uống nhiều nước rồi ngạt thở, mà do khí quản sặc không ít nước tạo trạng thái “chết giả”. Cho nên, giải pháp “cho người bị nạn nôn ra nước” không có ý nghĩa thực tế. Nước hít vào trong phổi không dễ ép ra, nước đi vào dạ dày lại không liên quan đến hô hấp, đồng thời cho người bị nạn nôn ra nước, lại dễ đi nhầm vào khí quản gây sặc.

Phương pháp đúng: Người bị nạn vị trí cúi xuống, dùng quần áo kê dưới bụng, nằm trên gối của người cứu nạn (người cứu nạn tư thế quỳ, một chân co gối), cho đầu người bị nạn cố gắng thấp xuống, vỗ vào phía sau lưng nhè nhẹ, làm cho nước đi vào đường hô hấp và dạ dày đi ra nhanh chóng. Sau đó cho người bị nạn tư thế nằm ngửa đầu nghiêng qua một bên cho sơ cứu bước tiếp theo.

Phòng chống tai nạn đuối nước

PHÚC VÕ


Tai nạn đuối nước có thể xảy ra với bất kỳ cá nhân nào không kể trẻ nhỏ hay người trưởng thành, dù có biết bơi hay không biết bơi. Để hạn chế tai nạn thương tâm do đuối nước gây ra, mỗi cá nhân cần chú ý các biện pháp phòng chống để đảm bảo an toàn của bản thân và người xung quanh trước tai nạn đuối nước.
ĐỐI VỚI TRẺ LỚN VÀ NGƯỜI LỚN:
- Không nên nhảy xuống vùng nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, có lối thoát khi gặp nguy hiểm hay không.
- Khi đi bơi nên đi chung với những người bơi giỏi và nên mang theo phao khi đi bơi và đi tàu thuyền.
- Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác như đọc sách, tán chuyện gẫu, chơi bài…
- Không ăn no, không uống rượu trước khi xuống nước.
- Chỉ đi bơi ở các hồ bơi, khu vực bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát.

Nên cho trẻ tập bơi sớm

ĐỐI VỚI TRẺ NHỎ:
- Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi).
- Hãy luôn cho trẻ mặc áo phao/phao.
- Luôn bơi cùng trẻ và bơi không quá xa bờ 15m.
- Kiểm tra độ sâu và chướng ngại vật trước khi cho trẻ bước chân xuống nước
- Tắm biển cần chỉ cho trẻ tắm tại các bãi biển có đội cứu hộ và tắm trong khu vực bơi được chỉ định, hãy nhắc trẻ: Tránh xa các dòng chảy xiết, tắm quá xa bờ biển, hồ, ao nơi quá sâu. Luôn bơi gần nhân viên cứu hộ.
- Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.
- Nhà khá giả có hồ bơi nên rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em không mở cửa được, có hệ thống báo động khi trẻ em vào.

DS. BÀNG CẨM
Ý kiến của bạn