Cụ thể, người bệnh Đ.T.Đ (90 tuổi, trú tại xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) vào viện trong tình trạng chảy máu không cầm tại ổ răng R25,26. Trước đó 2 giờ, người bệnh được người nhà đưa đi nhổ răng tại cơ sở y tế tư nhân, sau nhổ răng xuất hiện chảy máu nhiều, ở nhà cắn gạc không đỡ. Người bệnh có tiền sử rung nhĩ, dùng thuốc chống đông hằng ngày.
Ngay sau khi được các bác sĩ thăm khám, chỉ định xét nghiệm, hội chẩn Khoa Ngoại tổng hợp - liên chuyên khoa, người bệnh được chẩn đoán chảy máu ổ răng R25,26, suy tim, rung nhĩ, tăng huyết áp, được chỉ định dùng thuốc đối kháng với thuốc chống đông đang dùng, truyền huyết tương, truyền máu cấp cứu, khâu tại chỗ ổ huyệt răng đang chảy máu.
Sau 8 giờ, người bệnh hết chảy máu, các xét nghiệm đông máu trở về giới hạn bình thường. Sau 3 ngày điều trị tích cực, toàn trạng người bệnh ổn định, được chỉ định dùng lại thuốc chống đông, kiểm soát tình trạng bệnh lý tim mạch. Dự kiến, bệnh nhân sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.
Bác sĩ Lê Thị Ngọc, Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực & Chống độc - Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy khuyến cáo, đối với các trường hợp có bệnh lý tim mạch, có sử dụng thuốc chống đông, khi có bệnh lý cần can thiệp thủ thuật nên đến cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị để xét nghiệm đông máu cũng như các biện pháp xử trí kịp thời, tránh các biến chứng không mong muốn xảy ra.
Mời bạn đọc xem tiếp video: Răng không nguy hiểm như thế nào? Tại sao phải nhổ răng khôn?
Răng Khôn Nguy Hiểm Như Thế Nào? Tại Sao Cần Phải Nhổ Răng Khôn?