Ông chế ra kính viễn vọng, nêu ra lý luận về màu sắc, phân giải ánh sáng mặt trời thành quang phổ. Ông cho là Thượng đế tạo “cái búng” đầu tiên khiến cho các hành tinh xoay quanh mặt trời. Thế giới quan của ông duy vật nhưng có những điểm duy tâm và siêu hình, có ảnh hưởng lớn đến triết học phương Tây, nhất là đối với chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ 18 (khuynh hướng máy móc). Ngày nay, vật lý học, nhất là thuyết tương đối xét lại nhiều nguyên lý của ông (ví dụ: về sự vận động của các hạt nhỏ có tốc độ rất nhanh - quá trình vận động bên trong nguyên tử - quan niệm không gian, thời gian, khối lượng, tính chất ánh sáng...). Ông cũng tìm ra cơ sở toán vi phân cùng lúc với Leibniz.
Nhà bác học Isaac Newton.
Einstein là một trong những người sáng lập ra vật lý học hiện đại, kế tục cơ học của Newton.
Sau đây là một số suy nghĩ của Newton:
Tôi đã nhìn xa hơn mọi người vì tôi đã trèo lên vai người khổng lồ.
Sự hoàn hảo của mỗi công trình của Thượng đế là do tính đơn giản cao độ vì Người là thần minh của trật tự chứ không phải là của sự hỗn loạn.
Thượng đế tạo ra mọi thứ bằng con số, bằng trọng lượng và kích thước.
Trong sự mộ đạo có tình yêu và sự tôn thờ Thượng đế. Nhân loại cần có tình yêu và những hành động tốt đối với con người.
Thượng đế thấu rõ hơn ai hết khả năng của con người. Thượng đế giấu kỹ những bí ẩn của Người đối với các vị minh triết và những kẻ khôn ngoan của trần gian mà lại bộc lộ chúng cho trẻ thơ.
Chỉ có thể coi là chính xác những gì đã được chứng minh.
Người ta xây dựng quá nhiều tường ngăn nhưng lại chưa xây đủ cầu nối.
Thật khó gạt bỏ hoàn toàn Thượng đế. Ông ta sẽ khiêm nhường lộn lại, trá hình dưới một cái tên nào đó, một cái tên mà chúng ta chọn ra. Ông ta khiến ta yêu quý mà ta không ngờ đến.
Tôi có khả năng tính sự chuyển động của các vật thể có trọng lượng, nhưng không thể tính được sự điên rồ của con người.
Platon và Aristote là những người bạn của tôi, nhưng người bạn tốt nhất của tôi là sự thật.