Qua đó tôi đã được biết qua về Leopardi (Lê-ô-pác-đi, 1798-1837), nhà thơ lãng mạn, đại diện phong trào Phục hưng văn hóa và dân tộc Ý “Tái sinh” (Risorgimento). Ông sống mãi với hậu thế nhờ thơ trữ tình. Tác phẩm chính là một tập khoảng 40 bài ca (Canti), hình thức và ngôn ngữ cổ điển, nội dung lãng mạn: nỗi buồn thiên cổ của con người; hạnh phúc khó mà đạt được, có chăng chỉ là khoảnh khắc, nỗi buồn chuyển thành triết lý bi quan tuyệt vọng của ông. Một số bài ca nói lên tình yêu đất nước: Gửi nước Ý, Viết trên đài kỷ niệm Dante.
Nhà thơ Leopardi (1798-1837).
Sau đây là một số suy nghĩ của Leopardi:
Trẻ em tìm ra tất cả mọi thứ trong cái tưởng như vô nghĩa, người lớn thì chẳng tìm ra cái gì trong cái bao gồm tất cả.
Tuổi già là nỗi khổ đau đớn nhất vì tuổi già không cho ta hưởng mọi thứ mà trong khi vẫn để ta thèm muốn.
Không có tính nết nào khó chấp nhận nhất mà cụ thể lại ít được chấp nhận nhất là tính khoan dung.
Cách tốt nhất để giấu những hạn chế sự hiểu biết của mình là đừng bao giờ vượt quá chúng.
Ở đời hiếm có một người mà hàng ngày ta có thể chịu đựng nổi.
Có hai sự thật mà nói chung con người không chịu chấp nhận: một là họ chẳng biết gì cả, hai là bản thân họ chẳng có giá trị gì cả.
Con người đỏ mặt không phải khi sỉ vả người khác mà là khi mình bị sỉ vả.
Tính kiên trì là đức tính anh dũng nhất chính bởi vì nó không có chút dáng dấp anh dũng nào.
Những tính xấu và những tàn tật của chúng ta, bản thân chúng chẳng có gì đáng nực cười, nhưng trở thành nực cười khi ta cứ cố mà che giấu chúng.
Niềm vui luôn luôn là dĩ vãng hoặc tương lai, nhưng không bao giờ là hiện tại.
Điều thúc đẩy chúng ta làm việc có ích và phục vụ những sự nghiệp chính nghĩa trước hết là cho sự ái mộ mà chúng ta tạo nên.
Vinh quang và danh giá, tôi biết - chỉ là bóng ma; hạnh phúc và niềm vui - là một sự ham muốn không có mục tiêu; cuộc sống, một sự khốn khổ vô duyên, không đơm hoa kết trái.
Những kẻ ít khả năng và ít có thói quen tự đánh giá mình và tự tìm hiểu mình lại là những kẻ quyết định cái gì cũng nhanh và hành động rất có kết quả.
Tất cả thế giới tự nhiên, nghĩa là trật tự vĩnh cửu của sự vật, không hề được sắp xếp nhằm mang lại hạnh phúc cho những con người đa cảm và loài vật. Trật tự ấy chống lại hạnh phúc.
Con người sẽ không thất vọng nếu không nuôi hy vọng.
Những kẻ yếu sống theo sở thích của thiên hạ, còn những kẻ mạnh thì sống theo sở thích của mình.
Tất cả mọi người theo những mức độ chắc chắn khác nhau, tự mình lại bắt chước mình nếu không thì lại bắt chước kẻ khác.