Cao Phong, Hòa Bình: Hỗ trợ đồng bào vay vốn ổn định chỗ ở, phát triển kinh tế từ nguồn Chương trình MTQG 1719

05-10-2023 08:40 | Xã hội

SKĐS - Nhờ chính sách vay vốn thuộc Chương trình MTQG 1719, bà con DTTS trên địa bàn một số xã khó khăn của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đã được vay vốn hỗ trợ nhà ở, phát triển kinh tế, đảm bảo cuộc sống.

Cao Phong đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Là một huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình, Cao Phong là huyện đi đầu trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện tốt tiến độ nhiều dự án của các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) được phân bổ trên địa bàn.

Theo UBND huyện Cao Phong, nguồn vốn năm 2022 của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) kéo dài sang năm 2023 được giao là 28,847 triệu đồng, đã phân bổ 28,847 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch vốn; tính đến giữa tháng 8/2023 đã giải ngân được 12,236 triệu đồng, đạt 42,4% kế hoạch.

Nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 năm 2023 được giao là 41,166 triệu đồng, đã phân bổ được 40,766 triệu đồng, còn 400 triệu đồng vốn đầu tư chưa phân bổ do 2 công trình thuộc dự án 6 chưa đủ điều kiện phân bổ, chưa thực hiện giải ngân vốn (tính đến ngày 14/8).

Cao Phong, Hòa Bình: Hỗ trợ đồng bào vay vốn ổn định chỗ ở, phát triển kinh tế từ nguồn Chương trình MTQG 1719- Ảnh 1.

Đường giao thông được cứng hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: Đỗ Tùng

Trong 2 năm 2022 - 2023, triển khai Chương trình MTQG 1719, huyện Cao Phong gặp một số khó khăn khi còn vướng mắc về cơ chế và các văn bản hướng dẫn, nhưng UBND huyện và các cấp cơ sở đã chủ động tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn. Qua đó đã mạnh dạn đề xuất, cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn từ Trung ương, tỉnh để kịp thời triển khai thực hiện Chương trình, đồng thời tổ chức tập huấn, quán triệt các văn bản để có cơ sở triển khai thực hiện hiệu quả.

Xác định Chương trình MTQG 1719 là một chương trình có ý nghĩa rất lớn, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định và phát triển đời sống cũng như tinh thần cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Cao Phong quyết liệt chỉ đạo các ngành, địa phương trong địa bàn huyện đẩy nhanh tiến độ và thực hiện có hiệu quả chương trình. Qua đó góp phần ổn định cuộc sống người dân khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Cho vay vốn ổn định chỗ ở, hỗ trợ bà con phát triển kinh tế

Nhờ các giải pháp kịp thời, quyết liệt và đồng bộ triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG, bộ mặt huyện miền núi nghèo đã có nhiều thay đổi. Về Cao Phong hôm nay, nhiều người không khỏi ngạc nhiên bởi nơi đây đã hình thành nhiều khu dân cư mới, trụ sở các cơ quan hành chính được xây dựng khang trang, hệ thống giao thông được quy hoạch xây dựng đồng bộ, đời sống người dân khu vực khó khăn dần đi vào ổn định.

Ngày 26/4/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 28/2022/NĐ-CP về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG 1719, trong đó có chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo dân tộc Kinh cư trú hợp pháp ở thôn, xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thông qua chương trình tín dụng này, nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện Cao Phong đã được hỗ trợ cho vay vốn và có ngôi nhà kiên cố, ổn định cuộc sống.

Trên địa bàn xã Thạch Yên, Cao Phong năm 2023 có 12 hộ được hỗ trợ, trong đó 7 hộ được vay vốn hỗ trợ về nhà ở theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP. Hiện xã còn 51 hộ nghèo khó khăn về nhà ở cần hỗ trợ và sẽ được tiếp tục xem xét hỗ trợ làm thủ tục vay vốn trong thời gian tới.

Việc hỗ trợ vay vốn chính sách đã giúp cho nhiều hộ gia đình đẩy nhanh thời gian hoàn thiện nhà, sớm ổn định cuộc sống. Ngoài ra, một số hộ gia đình còn được hỗ trợ cho vay vốn để nuôi trâu sinh sản, trồng cây ăn quả, qua đó góp phần ổn định đời sống cho hộ nghèo cũng như xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Cao Phong, Hòa Bình: Hỗ trợ đồng bào vay vốn ổn định chỗ ở, phát triển kinh tế từ nguồn Chương trình MTQG 1719- Ảnh 2.

Nhờ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, Cao Phong tích cực hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế. Ảnh: Thu Hằng

Xã Nam Phong huyện Cao Phong có hơn 90% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Tranh thủ nguồn lực từ các Chương trình MTQG của Chính phủ đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xã Nam Phong đang xây dựng các mô hình sinh kế giúp hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn.

Năm 2022, xã được phân bổ 340 triệu đồng từ Chương trình MTQG 1719. Với nguồn vốn này, xã đã phân bổ để hỗ trợ 72 hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn xây dựng mô hình chăn nuôi lợn và gia cầm. Cùng với đó là chú trọng phát triển trồng rừng, chăn nuôi, trồng cây mía tím, mở mang một số dịch vụ, góp phần quan trọng cải thiện bền vững cuộc sống người dân...

Việc triển khai thực hiện các nguồn vốn hỗ trợ được tiến hành công khai, minh bạch. Trong quá trình triển khai, xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả, thiết thực và có khả năng thực hiện được đối với nguồn nhân lực gia đình. Nhờ tích cực tuyên truyền, nhiều hộ dân đã có chuyển biến nhận thức tốt hơn, không còn trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ mà chịu khó lao động, chủ động sử dụng nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 hiệu quả, từng bước ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.

Cao Bằng chủ động gỡ khó, tích cực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia 1719Cao Bằng chủ động gỡ khó, tích cực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

SKĐS - Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) tuy gặp một số khó khăn trong thực hiện nhưng tỉnh Cao Bằng đã thực hiện một số biện pháp để triển khai bước đầu có hiệu quả.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Một già làng vùng dân tộc Raglai ở Khánh Hòa kiên trì vận động xây nên những ngôi nhà mới.



Thủy Vũ
Ý kiến của bạn