Cao Bằng: Nhiều trường hợp bị ong đốt phải nhập viện cấp cứu

11-09-2023 11:04 | Camera bệnh viện
google news

SKĐS - Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận 4 trường hợp bị ong đốt, các bệnh nhân nhập viện có biểu hiện tê đầu lưỡi, toàn thân nổi mề đay, mệt, choáng, khó thở.

Người đàn ông bị sốc phản vệ do kiến cắn vào tránNgười đàn ông bị sốc phản vệ do kiến cắn vào trán

SKĐS - Bị kiến cắn vào trán khi đang làm việc, người đàn ông 49 tuổi xuất hiện nóng rát toàn thân, kèm mệt mỏi, lơ mơ, gọi hỏi cấu véo đáp ứng rất yếu, gọi hỏi không đáp ứng.

Thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng, ngày 10/9, Phòng trực cấp cứu - Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận 4 trường hợp bị ong đốt. Bệnh nhân N.T.H (36 tuổi, huyện Nguyên Bình) ngay sau đốt có biểu hiện tê đầu lưỡi, toàn thân nổi mề đay, mệt, choáng, khó thở phải nhập viện cấp cứu, điều trị.

Trước đó, cùng ngày bệnh viện đã tiếp nhận 2 bệnh nhân cùng nhà đi phát cỏ trên đồi thì bị ong đốt vùng đầu, tay với nhiều nốt đốt kèm đau nhức nên đến viện khám. Bệnh nhân nhanh chóng được được đưa vào khoa điều trị, chống sốc phản vệ và tiếp tục theo dõi tại khoa Truyền nhiễm.

ong đốt

Khi bị ong đốt, nếu có dấu hiệu nghiêm trọng cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Thực tế cho thấy, tình trạng người dân, nhất là ở nơi có nhiều cây cối bị ong đốt thường xảy ra, song đa phần người dân tự điều trị ở nhà. Tùy theo loài ong mà nọc độc ít hay nhiều, có loại gần như không độc nhưng cũng có loại gây chết người, vì vậy tuyệt đối không được xem nhẹ khi chưa phân biệt chính xác bị loại ong nào đốt. Nọc độc của loài ong khi tích tụ quá nhiều trong cơ thể sẽ dẫn tới nguy cơ suy đa tạng và gây nguy hiểm đến tính mạng nạn nhân.

Do đó khi bị ong đốt, người dân tuyệt đối không nên chủ quan. Nếu phát hiện có dấu hiệu nghiêm trọng (mệt, khó thở, choáng, ngất xỉu) thì cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các biến chứng và tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết, ở Việt Nam, đặc biệt ở phía Bắc, số lượng bệnh nhân bị ong đốt phải nhập viện tăng mạnh vào mùa thu với nhiều loại ong có chứa độc tố như ong vò vẽ, ong khoái, ong bắp cày… Đáng chú ý là người lao động tiếp xúc với môi trường tự nhiên khi bị ong đốt với số lượng lớn rất dễ bị nhiễm độc.

Nọc độc của ong gây hại đến tất cả các cơ quan trong cơ thể, cần điều trị sớm, tích cực ngay tại y tế cơ sở. Các trường hợp diễn biến nặng cần được chuyển lên tuyến trên để can thiệp kịp thời.

Bác sĩ Nguyên khuyến cáo, biện pháp điều trị rất đơn giản là ngay tại cộng đồng, sau khi bị ong đốt người dân nên uống đủ nước, đặc biệt là các loại nước có chất khoáng, chất muối, nước canh, orezol và khẩn trương đưa người bệnh tới y tế cơ sở. Biện pháp điều trị quan trọng tại cơ sở là cần bù đủ dịch, đủ nước cho bệnh nhân. Những trường hợp nặng hơn cần đánh giá, kiểm tra, theo dõi kỹ, lọc máu, thay huyết tương sớm nếu cần.

Xem thêm video đang được quan tâm

Người đàn ông phải cắt 1,5m ruột, lý do ai cũng dễ mắc.


P.Chinh
Ý kiến của bạn