Cảnh giác với viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP ở trẻ

30-08-2021 10:13 | Bệnh trẻ em
google news

SKĐS - Nhiều cha mẹ rất lo lắng khi trẻ bị viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP). Vậy làm thế nào để nhận biết căn bệnh này ở trẻ?

Viêm loét dạ dày - tá tràng, nên ăn gì?Viêm loét dạ dày - tá tràng, nên ăn gì?

SKĐS - Loét dạ dày, tá tràng là một bệnh phổ biến của đường tiêu hóa, biểu hiện bằng những cơn đau vùng thượng vị, xuất hiện từ 2 - 3 giờ hoặc 4 - 5 giờ sau khi ăn và kéo dài trong 2 - 3 giờ liền.

Nhiều người cho rằng chỉ có người lớn mới viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) nhưng thực tế viêm loét dạ dày ở trẻ em cũng không hiếm gặp. Đa số trường hợp viêm loét dạ dày ở trẻ em lây nhiễm từ người chăm sóc trẻ.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày ở trẻ em do nhiễm vi khuẩn HP

Viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em thường do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP). Vi khuẩn HP có khả năng tồn tại và gây bệnh trong môi trường dịch vị có độ acid cao. Bệnh có thể lây truyền theo đường miệng - miệng và đường phân - miệng, lây từ người và ruồi nhặng.

Cảnh giác với viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP ở trẻ - Ảnh 2.

Viêm loét dạ dày – tá tràng ở trẻ em thường do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori

Tình trạng trẻ em bị nhiễm vi khuẩn HP ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, trong đó có nước ta. Vì điều kiện sống, khả năng và hiểu biết về vi khuẩn HP còn rất hạn chế ở những nước này.

Trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP chủ yếu lây nhiễm ở trong gia đình, các nghiên cứu đã cho thấy nếu cha mẹ hoặc người chăm sóc bị nhiễm vi khuẩn HP thì rất dễ lây sang cho các bé.

Trước đây, những trẻ ở độ tuổi dưới 5 thường rất ít khi bị bệnh do vi khuẩn HP gây ra, bởi vi khuẩn HP cần phải có thời gian xâm nhiễm lâu ở trong dạ dày trước khi gây bệnh, hoặc do cơ địa lớp chất nhày, niêm mạc dạ dày của trẻ nhỏ khác so với người lớn nên vi khuẩn HP khó gây bệnh hơn.

Khi trẻ nhỏ bị nhiễm vi khuẩn HP, có thể sẽ gây nên một số bệnh dạ dày như: Viêm dạ dày tá tráng, loét dạ dày tá tràng, nặng hơn là xuất huyết tiêu hóa và ung thư dạ dày, tuy nhiên khả năng này hiếm gặp ở trẻ nhỏ.

Cảnh giác với viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP ở trẻ - Ảnh 3.

Trẻ bị loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra, sẽ có biểu hiện nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen.

Dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ

Ở trẻ em dấu hiệu để nhận biết có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không, thường khó hơn nhiều so với người lớn. Vì nó không có dấu hiệu đặc trưng. Vi khuẩn HP ở trẻ em cũng gây nên những bệnh dạ dày như ở người lớn, trừ ung thư dạ dày.

Đối với trẻ em, những vấn đề thường gặp nhất là: U niêm mạc dạ dày, loét dạ dày tá tràng… với dấu hiệu khá riêng biệt so với người lớn.

Cảnh giác với viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP ở trẻ - Ảnh 4.

Khi bị viêm loét dạ dày – tá tràng, trẻ thường bị đau quanh vùng rốn

Dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em thường là đau quanh vùng rốn, các bé sẽ cảm thấy đau vùng thượng vị, nằm ở giữa rốn và xương ức. Một số trường hợp các bé có biểu hiện ợ chua. Đối với những trẻ bị loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra, sẽ có biểu hiện nôn ra máu hoặc đi ngoài ra phân đen.

Một số trường hợp các bé sẽ không có những dấu hiệu nào đặc biệt, mà chỉ có biểu hiện xanh xao, mệt mỏi, thiếu máu không rõ nguyên nhân.

Cảnh giác với viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP ở trẻ - Ảnh 5.

Luyện cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ có thể ngăn ngừa nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP tốt nhất

Lời khuyên của thầy thuốc

Việc điều trị vi khuẩn HP ở trẻ nhỏ thường rất khó khăn, lúc này các bác sĩ cần phải cân nhắc có nên điều trị vi khuẩn HP không, hay chỉ cần điều trị triệu chứng. Bởi việc điều trị HP cần phải sử dụng kháng sinh kéo dài, có thể gây nên tác hại đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Do đó, có thể thấy việc điều trị vi khuẩn HP ở trẻ em đang còn rất nhiều thách thức đối với các bác sĩ.

Do vậy, để tránh tình trạng nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ, bố mẹ hoặc người chăm sóc các bé cần phải nắm vững những kiến thức về căn bệnh, từ đó có cách phòng chống hiệu quả nhất.

Xem thêm video đang được quan tâm

Mối nguy hại khi trẻ em xem tivi quá nhiều và cách khắc phục


BS Lê Văn Thanh
Ý kiến của bạn