“Thiếu oxy thầm lặng” là gì?
Thuật ngữ “thiếu oxy thầm lặng” (Silent hypoxia hay SH) là hiện tượng người bệnh không ý thức được cơ thể đang thiếu oxy. Ở người bệnh COVID-19 hiện tượng này thường xuất hiện trong 2-7 ngày trước khi nhập viện, với triệu chứng điển hình là tức ngực hoặc không thể thở sâu được. Theo nghiên cứu của Trung tâm Y tế Littleton (New York), Hoa Kỳ các bệnh nhân nhập viện với nồng độ oxy máu thấp tới mức gây bất tỉnh, nói năng lộn xộn. Còn phim Xquang cho thấy phổi có dấu hiệu viêm nghiêm trọng, khiến người bệnh khó thở mặc dù vẫn hoàn toàn tỉnh táo. Đây là hiện tượng nguy hiểm bởi bệnh đã ở giai đoạn rất nặng, thậm chí một số trường hợp phải sử dụng máy thở.
Hiểu được thiếu oxy thầm lặng bác sĩ sẽ đưa ra những lựa chọn sáng suốt hơn khi điều trị cho bệnh nhân COVID-19.
3 yếu tố tác động tới SH
Khả năng âm thầm bất lợi phát sinh từ SH được giới y khoa gọi là “thầm lặng” là vì nó gây nhiễm trùng làm tổn thương phổi, khiến các bộ phận của phổi không thực hiện được chức năng vốn có của nó. Giáo sư Y sinh Bela Suki, Đại học Boston (UoB), Hoa Kỳ đồng tác giả nghiên cứu cho biết, các mô phổi bị mất oxy và ngừng hoạt động, không còn truyền oxy cho dòng máu, gây ra tình trạng thiếu oxy thầm lặng.
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện thấy 3 yếu tố tác động tới hiện tượng bí ẩn nói trên:
Đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu COVID-19 ảnh hưởng ra sao đến khả năng điều hòa máu do phổi đưa tới. Thông thường, nếu các vùng của phổi không nhận được nhiều oxy do tổn thương nhiễm trùng, thì các mạch máu sẽ co lại ở những vùng đó. Nó buộc máu phải chảy qua mô phổi được cung cấp đầy đủ oxy, sau đó sẽ được lưu thông đưa đi khắp các phần còn lại của cơ thể. Ở một số bệnh nhân COVID-19 lại mất khả năng hạn chế lưu lượng máu đến các mô khi bị tổn thương và ngược lại, mất khả năng mở rộng các mạch máu, hiện tượng này rất khó phát hiện, kể cả kỹ thuật chụp CT. Sử dụng mô hình phổi tính toán, các nhà khoa ở UoB đã kiểm tra lý thuyết trên và phát hiện thấy, nồng độ oxy trong máu giảm xuống mức quan sát được ở bệnh nhân COVID-19, góp phần làm giảm lượng oxy trong toàn bộ cơ thể.
Thứ hai các nhà khoa học đã xem xét cách đông máu ảnh hưởng đến lưu lượng máu ở các vùng khác nhau của phổi. Khi niêm mạc của các mạch máu bị viêm do COVID-19, các cục máu đông cực nhỏ không thể nhìn thấy trên phim chụp y tế hình thành bên trong phổi. Bằng cách sử dụng mô hình máy tính, các nhà khoa học phát hiện thấy hiện tượng nói trên, nhưng nó không đủ để làm cho mức oxy giảm xuống thấp như trong dữ liệu của bệnh nhân.
Ba là, nhờ sử dụng mô hình máy tính tìm hiểu xem liệu COVID-19 có can thiệp bình thường vào tỷ lệ dòng không khí - máu mà phổi cần có hoạt động bình thường hay không. Kết quả phát hiện thấy, ở nhiều bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp mạn tính như bệnh hen suyễn, thì đây là một nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu oxy trầm trọng, thầm lặng đã được quan sát thấy ở bệnh nhân COVID-19. Sự không phù hợp xảy ra ở cả những phần phổi không có biểu hiện bị tổn thương hoặc có những bất thường khi chụp cắt lớp phổi.
Qua 3 yếu tố được phát hiện, và một khi cả 3 yếu tố này kết hợp với nhau sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng ở một số bệnh nhân COVID-19. Từng bước hiểu được cơ chế cơ bản này, các bác sĩ lâm sàng sẽ đưa ra những lựa chọn sáng suốt hơn trong điều trị bệnh nhân COVID-19 bằng các biện pháp như thông khí và oxy bổ sung. Hoặc một số giải pháp can thiệp hiện đang được nghiên cứu, kể cả kỹ thuật đơn giản như cho bệnh nhân nằm sấp, giúp phần sau của phổi hút nhiều oxy hơn và loại bỏ tỷ lệ không khí trong máu không phù hợp.