Cảnh giác với chứng phình động mạch
Thường không có triệu chứng, nhưng khi phình động mạch vỡ có thể dẫn đến các biến chứng gây tử vong.
Phình động mạch chủ
ĐM chủ là ĐM lớn bắt đầu từ tâm thất trái của tim và đi qua các khoang ngực và bụng. Đường kính bình thường của ĐM chủ là từ 2-3cm nhưng có thể phình to hơn 5cm khi bị phình ĐM.
Chứng phình ĐM chủ thường gặp nhất là phình ĐM chủ bụng. Nếu không phẫu thuật, tỷ lệ sống sót đối với phình ĐM chủ bụng trên 6cm là 20%. Nếu được chuyển viện kịp thời, 50% trường hợp phình ĐM chủ bụng nói chung có cơ hội cứu sống.
Ít phổ biến hơn, phình ĐM chủ ngực chỉ chiếm khoảng 25% và có tỷ lệ sống khoảng 85% nếu phẫu thuật kịp thời.
Phình động mạch chủ bụng là khi kích thước động mạch chủ tăng hơn 50% kích thước bình thường.
Phình động mạch não
Phình ĐM não bị vỡ có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ. Tỷ lệ tử vong do phình ĐM não khoảng 40 - 50% và khoảng 66 - 70% những người sống sót bị tàn phế thần kinh. Phình ĐM não bị vỡ là nguyên nhân phổ biến nhất của xuất huyết dưới nhện - một loại đột quỵ não.
Phình động mạch ngoại biên
Phình ĐM ngoại biên thường ít hơn phình ĐM chủ. Có nhiều nguyên nhân gây phình ĐM ngoại biên, trong đó nguyên nhân do xơ vữa ĐM thường gặp nhất. Các vị trí phình ĐM ngoại biên thường gặp: ĐM cảnh, ĐM dưới đòn, ĐM nách, ĐM đùi và ĐM khoeo, ĐM mạc treo, phình ĐM nội tạng. Phình ĐM ngoại biên ít có khả năng vỡ hơn phình ĐM chủ.
Triệu chứng khi bị phình động mạch
Hầu hết các chứng phình ĐM đều ít biểu hiện trên lâm sàng. Các triệu chứng thường im lặng cho đến khi vỡ phình ĐM. Tuy nhiên, phình ĐM không vỡ vẫn có thể cản trở lưu thông máu. Chúng có thể hình thành cục máu đông, được gọi là huyết khối, có thể dẫn đến đột quỵ thiếu máu cục bộ hoặc các biến chứng nghiêm trọng khác.
Phình ĐM chủ bụng phát triển nhanh có thể gây triệu chứng không rõ ràng như đau bụng, đau lưng hoặc có cảm giác mạch đập ở bụng trùng với nhịp đập của tim. Tương tự như vậy, phình ĐM chủ ngực có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh gần đó và các mạch máu khác, có khả năng gây khó nuốt và khó thở, đau ở hàm, ngực và lưng trên.
Các triệu chứng cũng có thể liên quan đến nguyên nhân gây phình ĐM. Ví dụ, trong trường hợp phình ĐM do viêm mạch, người bệnh có thể sốt, mệt mỏi hoặc giảm cân.
Biến chứng
Biến chứng trầm trọng của chứng phình ĐM là các biến chứng khi vỡ, có thể bao gồm:
Đau ngực hoặc đau lưng nghiêm trọng: Có thể phát sinh sau khi vỡ phình ĐM chủ ở ngực.
Đau thắt ngực: Một số loại phình ĐM có thể dẫn đến đau thắt ngực, có thể dẫn đến thiếu máu cơ tim và đau tim.
Nhức đầu đột ngột: Nếu chứng phình ĐM não dẫn đến chảy máu dưới nhện (SAH), triệu chứng chính là đau đầu đột ngột, dữ dội.
Cách nào phòng ngừa?
Ngăn chặn chứng phình ĐM không phải lúc nào cũng có thể vì một số trường hợp có thể do bẩm sinh. Tuy nhiên, lối sống có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh. Có một số lối sống và đặc điểm thể chất có thể làm tăng khả năng phình ĐM. Đó là: Hút thuốc lá, tăng huyết áp hoặc huyết áp cao, ăn kiêng không hợp lý, lối sống ít vận động, béo phì.
Hút thuốc là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất, đặc biệt là trong trường hợp phình ĐM chủ bụng. Sử dụng thuốc lá đã được chứng minh không chỉ làm tăng bệnh tim mạch và nguy cơ phình ĐM mà còn làm tăng nguy cơ vỡ sau khi chứng phình ĐM xuất hiện. Do đó, bỏ hút thuốc có thể làm giảm thiểu nguy cơ phình ĐM nghiêm trọng.
Kiểm soát huyết áp cũng có thể giảm thiểu nguy cơ phình ĐM. Huyết áp khỏe mạnh có thể đạt được thông qua các biện pháp ăn kiêng, tập thể dục thường xuyên và dùng thuốc được kê đơn.
Béo phì có thể gây thêm áp lực lên tim, vì vậy, thực hiện giảm béo phì rất quan trọng để giảm áp lực trên thành động mạch.
Chứng phình ĐM chủ thường liên quan đến chứng xơ vữa ĐM. Tình trạng này xảy ra khi mảng bám tích tụ trên thành ĐM khiến chúng trở nên xơ cứng và do đó làm tăng nguy cơ thành ĐM sẽ yếu đi và phình ra. Các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa ĐM bao gồm cholesterol cao và huyết áp cao. Một chế độ ăn uống lành mạnh cũng có thể làm giảm cholesterol và giảm nguy cơ xơ vữa ĐM.
Hầu hết chứng phình ĐM không gây ra các triệu chứng và do đó không được nhận biết cho đến khi được phát hiện trong khi đi khám bác sĩ hoặc kiểm tra sức khỏe. Vì thế, kiểm tra sức khỏe định kỳ là cần thiết, nhất là ở những người có yếu tố nguy cơ như tuổi tác (nguy cơ tăng dần theo tuổi), giới tính (nam giới có nguy cơ cao gấp 2-4 lần so với phụ nữ), tiền sử gia đình (có người bị phình ĐM), tăng huyết áp, cholesterol cao, xơ vữa ĐM, hút thuốc lá.
BS. Nguyễn Thông
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Hoàng Sa của Việt Nam - Bằng chứng do Pháp công bố
SKĐS - Thưa ông Trần Đăng Khoa! Ở số báo Sức khỏe&Đời sống Thứ hai tuần trước, ông có bàn về một chuyện khá thú vị: Đó là việc họa sĩ Trần Lương đã “chặt đứt đường lưỡi bò ngay trên chính đất nước Trung Quốc”... - Lục thùng rác tìm mảnh cánh mũi bị đứt rời tới viện để ghép cho bé 5 tuổi
- Những sai lầm trong việc dùng tinh bột nghệ khi viêm loét dạ dày
- Người bác sĩ nội soi
- Người bệnh viêm đại tràng mạn tính tránh ăn gì?