Biến chứng nguy hiểm của viêm phế quản
Viêm phế quản là bệnh đường hô hấp dưới, liên quan đến tình trạng nhiễm trùng niêm mạc ống phế quản, từ đó dẫn đến phản ứng viêm. Viêm phế quản gồm 2 nhóm là viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính. Nếu bệnh viêm phế quản không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó có cả biến chứng của viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính.
Biến chứng của viêm phế quản cấp tính
Viêm phế quản cấp thường xảy ra khi có sự thay đổi về thời tiết, do virus và vi khuẩn gây ra. Bệnh nguy hiểm hơn ở trẻ em, người cao tuổi, người có thể trạng yếu, suy giảm miễn dịch… Với một số đối tượng, viêm phế quản cấp dễ bị bội nhiễm khiến bệnh kéo dài, dẫn tới tình trạng viêm phế quản mãn tính, nguy cơ gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Bên cạnh đó, viêm phế quản cấp tính còn có thể dẫn tới viêm phổi, viêm giãn phế quản, suy hô hấp cấp, hen phế quản. Trong đó, tiến triển thành bệnh viêm phổi là biến chứng đáng lo ngại nhất.
Viêm phế quản cấp tính có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh
Biến chứng của viêm phế quản mãn tính
Bệnh viêm phế quản mãn tính không điều trị kịp thời sẽ làm thiếu hụt không khí, dẫn đến rối loạn chức năng hô hấp. Khi đó, người bệnh viêm phế quản mãn tính thường xuyên thiếu dưỡng khí sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, sụt cân, ảnh hưởng đến các chức năng quan trọng khác của cơ thể, nhất là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh trung ương (tim đập nhanh, buồn ngủ, hồi hộp…). Nếu người bệnh không được điều trị đúng, kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, do đó bạn cần thực hiện các phương pháp điều trị phù hợp.
Cách điều trị và ngăn chặn biến chứng viêm phế quản
Việc điều trị đúng cách và kịp thời viêm phế quản sẽ giúp ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Trong điều trị viêm phế quản, người bệnh có thể được bác sĩ kê đơn sử dụng kháng sinh khi nguyên nhân là do vi khuẩn hoặc các trường hợp viêm phế quản có tiền sử bệnh tim, phổi, thận, gan, suy giảm miễn dịch…
Bên cạnh đó, cũng cần kết hợp điều trị triệu chứng, điều trị theo nguyên nhân và xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp để giải quyết tình trạng bệnh viêm phế quản.
Điều trị triệu chứng viêm phế quản
Khi có biểu hiện sốt cao trên 38,5 độ C, người bệnh cần sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, có thể dùng thêm các thuốc long đờm. Đối với sổ mũi, nghẹt mũi, người bệnh cần vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, phun hơi ẩm trong phòng để giảm khô mũi.
Bác sĩ có thể kê đơn nhiều loại thuốc giúp làm loãng đờm, giảm độ bám dính của đờm trong cổ họng như acetylcystein, bromhexin hay carbocysteun… Một số trường hợp có biến chứng như bội nhiễm vi khuẩn, viêm phổi sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị.
Sử dụng thuốc giúp giảm triệu chứng viêm phế quản
Điều trị theo nguyên nhân, phòng tránh biến chứng nguy hiểm
Một trong những nguyên nhân gây viêm phế quản là do tái cấu trúc, xơ hóa đường thở (tình trạng thay đổi cấu trúc niêm mạc phế quản, phổi) nên trong điều trị cần có giải pháp tác động vào nguyên nhân này.
Mới đây, các nhà khoa học trên thế giới đã công bố một nghiên cứu chứng minh rằng, sự phối hợp của 2 chất kẽm salicylate - mMethylsulfonylmethane (Zn-Sal-MSM) có tác dụng giảm tăng sinh và lắng đọng collagen tuýp I và fibronectin ở tại mô phổi. Điều này giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm phế quản.
Kẽm gluconate có tác dụng hỗ trợ bảo vệ tế bào biểu mô đường thở, hỗ trợ điều hòa hệ miễn dịch, hỗ trợ tăng khả năng cơ thể chống lại các tác nhân gây viêm đường hô hấp. Methylsulfonylmethane có tác dụng hỗ trợ chống tổn thương, xơ sẹo, hỗ trợ ngăn ngừa sự dày lên của niêm mạc đường thở. Do đó, người bệnh cần lựa chọn những sản phẩm có sự kết hợp giữa kẽm salicylate - methylsulfonylmethane (Zn-Sal-MSM) để hỗ trợ giảm triệu chứng viêm phế quản.
Chế độ sinh hoạt tích cực
Song song với các biện pháp trên, để cải thiện viêm phế quản cấp, người bệnh nên tránh tiếp xúc với các chất kích thích, cần mang khẩu trang khi ra ngoài. Kết hợp chế độ ăn uống đủ chất giúp tăng cường sức đề kháng.
Bạn nên ăn những loại trái cây thuộc họ quýt như: cam, quýt, bưởi,… để cung cấp nguồn vitamin C dồi dào cho cơ thể; bổ sung các loại thực phẩm có nguồn vitamin D từ các loại cá béo như: cá hồi, cá thu, cá mòi,….. Đồng thời, tập thể dục thể thao nhằm nâng cao thể lực.
Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm phế quản nhờ sản phẩm thảo dược
Bên cạnh phương pháp điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh nên sử dụng kết hợp các sản phẩm từ thảo dược, trong đó sản phẩm được đánh giá cao là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương.
Bảo Phế Vương có thành phần chính Fibrolysin - đây là hỗn hợp muối kẽm gluconate và methylsulfonylmethane, kết hợp cùng nhiều thảo dược khác như: nhũ hương, cao xạ đen, cao bán biên liên, cao tạo giác, cao xạ can, iod, selen…. Bảo Phế Vương giúp hỗ trợ thanh phế, giảm viêm, giảm đờm, giảm ho; hỗ trợ giảm triệu chứng viêm phế quản. Sản phẩm dùng cho người bị khó thở, ho khan, ho có đờm, viêm phổi, viêm phế quản.
Bảo Phế Vương - Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm phế quản cấp
Tiếp thị và phân phối bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.
Địa chỉ: 171 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Liên hệ: 024.38461530 – 028.62647169.
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.