Cảnh giác với bệnh viêm não Nhật Bản khi vào hè

17-06-2023 06:16 | Bệnh trẻ em

SKĐS - Viêm não Nhật Bản là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương ở người lớn và trẻ em các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Ăn uống trong phòng và chữa viêm não Nhật Bản BĂn uống trong phòng và chữa viêm não Nhật Bản B

SKĐS - Các thức ăn và thuốc phải có tác dụng chính là thanh nhiệt, sinh tân, khai khiếu... Thức ăn uống dùng dạng lỏng.

Viêm não Nhật Bản ở nước ta có rải rác quanh năm, nhưng bệnh thường lưu hành theo mùa, hay gặp từ tháng 4 đến tháng 10, đỉnh cao là tháng 6 đến tháng 7, với các ổ dịch hay gặp ở miền núi trung du phía Bắc. Vì vậy, việc chủ động phòng bệnh là vô cùng quan trọng.

Trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là bệnh do một loại virus thuộc họ Togaviridae ở trong nhóm B của các Flavivirus gây ra. Virus viêm não Nhật Bản xâm nhập vào cơ thể con người qua vết đốt của muỗi truyền bệnh.

Có hơn 30 loài muỗi trung gian truyền bệnh virus viêm não Nhật Bản, đặc biệt là Culex Tritaeniorhynchus. C. Tritaeniorhynchus thường sinh sản trên ruộng lúa, đầm lầy và các vũng nước nông khác. Đây là muỗi cắn vào buổi tối và ban đêm.

Virus viêm não Nhật Bản được nhân lên trong một chu kì giữa muỗi và vật chủ khuếch đại, chủ yếu là lợn và chim cao cẳng. Số lượng virus phát triển tăng lên đủ số lượng cần thiết trong vật chủ. Tiếp theo sẽ truyền từ vật chủ này sang vật chủ kia qua trung gian muỗi đốt. Người là vật chủ ngẫu nhiên và muỗi không truyền virus trực tiếp từ người này sang người khác.

Nguy cơ nhiễm virus viêm não Nhật Bản cao nhất là ở các vùng nông thôn, nông nghiệp. Một số trường hợp viêm não Nhật Bản đôi khi được báo cáo từ các khu vực thành thị.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm não Nhật Bản là trẻ em, do trẻ có hệ miễn dịch yếu hơn người lớn và chưa được tiêm vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản đầy đủ.

Có mối liên hệ nào giữa quả vải và bệnh viêm não Nhật Bản không?

Nhiều người lo lắng cứ đến mùa hè vải chín là có ca bệnh bệnh viêm não Nhật Bản, vậy có mối liên hệ nào giữa bệnh viêm não Nhật Bản và quả vải không? Thực tế cho thấy tình trạng bệnh viêm não Nhật Bản là do muỗi truyền, nên chim và lợn là các vật chủ quan trọng duy trì virus bệnh viêm não Nhật Bản trong tự nhiên.

Ở Việt Nam có hai nhóm chim có khả năng mang mầm bệnh:

- Nhóm chim sống ở làng mạc: Bông lau, chim sẻ, liêu điêu, chim khách, chích choè, tu hú...

- Nhóm chim kiếm ăn ngoài đồng: Cò, sáo, quạ, cu cu, cu gáy, chèo bẻo…

Chính vì vậy, vào mùa hè cũng là mùa vải chín, nhiều chim chóc làng mạc, nhất là tu hú tìm đến ăn quả vải bị muỗi đốt lây truyền virus viêm não Nhật Bản, rồi muỗi đốt qua người. Các báo cáo về dịch tễ học cho thấy đỉnh dịch viêm não Nhật Bản thường vào mùa hè, trùng với mùa vải chín (tháng 5, tháng 6) nên có người cho rằng ăn quả vải dễ mắc viêm não Nhật Bản là vì vậy.

Mùa hè cần chủ động phòng bệnh viêm não Nhật Bản - Ảnh 2.

Viêm não Nhật Bản là bệnh do một loại virus thuộc họ Togaviridae ở trong nhóm B của các Flavivirus gây ra.

Triệu chứng bệnh viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản có thời gian ủ bệnh từ 5 - 14 ngày, trung bình là khoảng 1 tuần. Trong giai đoạn này, người bệnh không có triệu chứng viêm não Nhật Bản.

Sau giai đoạn ủ bệnh, virus viêm não Nhật Bản vượt qua hàng rào mạch máu - não và gây phù não.

Ở giai đoạn này, bệnh sẽ khởi phát đột ngột với triệu chứng sốt cao 39 - 40 độ C hoặc hơn. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các triệu chứng khác như: Đau đầu, đau bụng, buồn nôn và nôn. Trong 1 - 2 ngày đầu có thể gặp những dấu hiệu như: Cứng gáy, tăng trương lực cơ, rối loạn vận động nhãn cầu, mất ý thức hay phản xạ gân xương tăng.

Triệu chứng viêm não Nhật Bản ở một số trẻ nhỏ còn là đi ngoài phân lỏng, đau bụng, nôn... giống như ngộ độc ăn uống.

Từ ngày thứ 3 - 4 đến ngày 6 - 7 của bệnh, bệnh nhân viêm não Nhật Bản tiến vào giai đoạn toàn phát. Triệu chứng viêm não Nhật Bản nổi bật nhất trong giai đoạn này là tổn thương não nói chung và tổn thương thần kinh khu trú. Sau đó các triệu chứng viêm não Nhật Bản không giảm mà còn nặng hơn.

Bệnh nhân từ mê sảng kích thích dần rơi vào hôn mê sâu. Không những vậy, các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật cũng tăng lên. Người bệnh vã nhiều mồ hôi, da lúc đỏ lúc tái, mạch nhanh, huyết áp tăng, rối loạn nhịp thở. Cuồng sảng, ảo giác, tăng trương lực cơ khiến bệnh nhân viêm não Nhật Bản nằm co quắp, giật rung các cơ mặt và chi.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh viêm não Nhật Bản có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm bể thận - bàng quang, loét nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa, rối loạn tâm thần...

Mùa hè cần chủ động phòng bệnh viêm não Nhật Bản - Ảnh 3.

Nên thực hiện tiêm vaccine viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch để giúp phòng ngừa bệnh. Ảnh minh hoạ.

Cần chủ động phòng ngừa viêm não Nhật Bản

Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp sau đây:

- Do bệnh lây truyền từ muỗi, nên cần vệ sinh môi trường sạch sẽ, định kỳ dọn dẹp nhà ở, làm sạch chuồng gia súc để hạn chế nơi trú đậu của muỗi. Nếu có thể, nên dời chuồng gia súc ra xa nhà, xa nơi vui chơi sinh hoạt của trẻ, loại bỏ các ổ bọ gậy, bãi nước tồn đọng

- Cần cho trẻ ngủ màn để tránh muỗi đốt, thường xuyên sử dụng các biện pháp để phòng chống và tiêu diệt muỗi trong các hộ gia đình.

- Nên thực hiện tiêm vaccine viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch. Việc tiêm chủng vaccine được áp dụng cho người lớn và trẻ em đủ tuổi (từ 12 tháng tuổi trở lên).

- Tiêm chủng cần đảm bảo 3 liều cơ bản: Mũi đầu tiên khi trẻ vừa đủ 1 tuổi, mũi thứ 2 tiêm sau mũi thứ nhất từ 1 - 2 tuần, mũi thứ 3 tiêm sau mũi 2 một năm. Sau đó, cần cho trẻ tiêm nhắc lại mỗi ba năm một lần cho đến khi trẻ 15 tuổi.

- Khi đã mắc bệnh, điều trị chủ yếu chỉ tập trung vào việc giảm triệu chứng viêm não Nhật Bản. Chủ động cho trẻ tiêm vaccine và tuân thủ theo lịch tiêm phòng viêm não Nhật Bản theo khuyến cáo là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.

Mời độc giả xem thêm video:

Bác Sĩ Cảnh Báo Thời Tiết Nắng Nóng, Điều Kiện Thuận Lợi Xảy Ra Tiêu Chảy Cấp Ở Trẻ - SKĐS

BS Nguyễn Văn Dũng
Ý kiến của bạn