(SKDS) - Viêm khớp nhiễm khuẩn là có tổn thương viêm một hay nhiều khớp do vi khuẩn gây ra. Bình thường, khớp được bôi trơn bởi dịch khớp và dịch khớp hoàn toàn vô khuẩn. Khi bị viêm khớp nhiễm khuẩn, có thể phát hiện được vi khuẩn trong dịch khớp.
Vi khuẩn, virut và nấm có thể gây viêm khớp
Nhiều nghiên cứu cho thấy, viêm khớp nhiễm khuẩn có thể do vi khuẩn, virut hoặc nấm gây ra. Vi khuẩn thường gây viêm khớp là: Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes và Haemophilus influenzae, Mycobacterium tuberculosis và xoắn khuẩn gây bệnh Lyme. Những người có nguy cơ cao như người tiêm chích ma túy và người cao tuổi, có thể gặp các vi khuẩn khác như E. coli và Pseudomonas spp. Các virut có khả năng gây viêm khớp gồm: virut viêm gan A, B, và C, parvovirus B19, virut herpes, HIV, adenovirus, virut coxsackie, virut quai bị và virut ebola. Một số vi nấm có thể gây viêm khớp là: histoplasma, coccidiomyces và blastomyces.
Dấu hiệu phát hiện viêm khớp nhiễm khuẩn
Tổn thương khớp gối do viêm khớp nhiễm khuẩn. |
Viêm khớp nhiễm khuẩn cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh: gout và giả gout, hai bệnh này có thể tìm thấy các tinh thể trong dịch khớp; thấp khớp cấp và viêm khớp dạng thấp thường viêm nhiều khớp; bệnh Still tuy có các triệu chứng lâm sàng giống với viêm khớp nhiễm khuẩn nhưng không có các triệu chứng xét nghiệm phát hiện được vi khuẩn; viêm khớp nhiễm khuẩn có thể bội nhiễm ở bệnh nhân có một bệnh viêm khớp dạng thấp, khi đó phải loại trừ bằng xét nghiệm dịch khớp.
Các khớp dễ bị viêm khớp nhiễm khuẩn. |
Phương pháp điều trị và phòng bệnh
Đối tượng dễ bị viêm khớp nhiễm khuẩn và cách phòng bệnh Thông thường, bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn ít gặp ở những người khỏe mạnh, không có các yếu tố nguy cơ. Trái lại bệnh hay xảy ra ở những người thuộc nhóm có nguy cơ cao như: dùng thuốc giảm miễn dịch, tiêm chích ma túy, già yếu. Nguy cơ mắc bệnh còn gồm những bệnh nhân đã từng bị bệnh khớp, chấn thương, phẫu thuật, đái tháo đường, nghiện rượu, bệnh hồng cầu liềm, bệnh thấp khớp và các rối loạn suy giảm miễn dịch. Phòng bệnh bằng các biện pháp: phòng tránh chấn thương; điều trị tích cực các bệnh khớp, đái tháo đường, bệnh hồng cầu liềm, bệnh thấp khớp và các rối loạn suy giảm miễn dịch. Bỏ hoặc hạn chế uống rượu, bia. Tránh dùng thuốc corticoid dài ngày gây suy giảm miễn dịch. Chăm sóc tốt bệnh nhân sau các phẫu thuật để tránh nhiễm khuẩn hậu phẫu và là nguyên nhân gây viêm khớp nhiễm khuẩn sau này. Xử lý tốt các vết thương phần mềm ở vùng da thịt gần các khớp, tránh bị nhiễm khuẩn làm tiền đề gây viêm khớp nhiễm khuẩn. |
ThS. Trần MinhThanh