Cảnh giác đỉa bám khi tắm sông, suối

10-07-2015 14:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Mới đây, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.Hồ Chí Minh vừa tiếp nhận và nội soi cho bệnh nhân Phàng A Xừ (30 tuổi, ở Đăk Nông) bị đỉa bám cuống họng khi tắm suối.

Mới đây, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.Hồ Chí Minh vừa tiếp nhận và nội soi cho bệnh nhân Phàng A Xừ (30 tuổi, ở Đăk Nông) bị đỉa bám cuống họng khi tắm suối. Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp phải nhập viện cấp cứu bị đỉa bám khi tắm sông suối từ thời gian đầu hè trở lại đây.

Theo bệnh nhân A Xừ, trước đó khoảng hơn một tháng sau khi tắm suối anh cảm thấy thường xuyên khó thở, thi thoảng lại ho, khạc ra máu. Tình trạng này ngày càng nặng anh đến Bệnh viện Tai Mũi Họng  để khám. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán có dị vật, đồng thời tiến hành nội soi thanh quản và gắp ra một đỉa dài 3cm vẫn còn sống. các bác sĩ lấy dị vật diễn ra trong vòng 15 phút và anh Xừ xuất viện ngay sau đó.

Hình ảnh chụp Xquang thấy con đỉa trong cổ bệnh nhân .

 

Hình ảnh chụp Xquang thấy con đỉa trong cổ bệnh nhân .Đỉa sống ở dưới nước có thể chui vào cơ thể con người qua đường miệng khi uống nước hoặc chui vào đường tiết niệu, sinh dục do ngâm tắm lâu ở dưới nước khe suối, đầm, hồ, ao. Ngoài tắm, nếu uống nước lã từ khe suối, ao hồ...  có đỉa sinh sống, các con đỉa nhỏ có thể chui vào miệng, bám vào niêm mạc họng, xuống thanh quản, khí quản, thực quản, lên mũi và nếu hít vào sâu đỉa cho thể chui xuống tới cả phế quản. Thông thường đỉa thường bám vào thanh quản, dây thanh âm, yết hầu, mũi, họng, thực quản.

Theo các bác sĩ, nếu đỉa bám vào một vị trí nào đó để hút máu thì có thể gây ra những triệu chứng ở tại chỗ như khó chịu, đau, thần kinh bị kích thích, rối loạn chức năng cơ quan, bội nhiễm vi khuẩn, gây viêm nhiễm, áp xe ở lớp dưới niêm mạc. Tình trạng chảy máu kéo dài cũng gây triệu chứng thiếu máu. Thậm chí có thể gây ngạt thở, dẫn tới tử vong nếu đỉa ký sinh ở yết hầu, khí quản như trường hợp của bệnh nhân Phàng A Xừ.

Khi đỉa bám vào da có thể tiết ra các chất có tác dụng tương tự chất gây tê cục bộ và hirudin có tác dụng chống đông làm máu tiếp tục chảy ra từ vết thương nhỏ. Vì vết cắn thường nhỏ và nông, cộng với việc máu chảy từ trong ra ngoài nên có nguy cơ nhiễm trùng nhất là đối với người có sức đề kháng kém, cơ địa suy giảm miễn dịch như suy dinh dưỡng, người già, nghiện rượu, ung thư đang xạ trị hoặc hóa trị... nếu không được quan tâm điều trị kịp thời và đúng đắn thì hệ lụy khôn lường.

Vì vậy, để phòng đỉa bám không nên tắm, uống nước ở ao, khe suối, sông… khi nghi ngờ đỉa bám vào mũi, miệng của cơ thể; cần súc miệng bằng nước muối mặn hoặc hít vào chất có mùi cay, mùi hăng ngay. Nếu đỉa bám ngoài da gắp đỉa ra,  vết cắn còn chảy máu cần rửa sạch vết thương bằng thuốc sát trùng và băng chặt lại.  Đối với bà con thường xuyên tiếp xúc với với khe suối, sông, ao cần đề phòng bị đỉa bám, khi lao động cần dùng dụng cụ bảo hộ, có thể dùng lá xoan, xát lên da để xua đuổi đỉa.

Hà Anh

 

 

 


Ý kiến của bạn